Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.
Võ Sĩ Đạo - Linh Hồn Nhật Bản - Nitobe
Inazō
Chương 3:
Yếu tố cốt lõi của võ sĩ đạo - Nghĩa
Nghĩa là yếu tố quan trọng nhất trong nội dung của Võ Sĩ Đạo. Hành vi ti tiện và gian trá là điều bị người võ sĩ ghét nhất. Nhưng có lẽ đôi lúc cái định nghĩa về Nghĩa sẽ nhầm lẫn vì bị hiểu một cách hẹp hòi. Một võ sĩ nổi tiếng từng định nghĩa Nghĩa là quyết tâm,
ông nói: "Nghĩa khác với Dũng. Nghĩa tức là quyết tâm, đã hiểu đạo lý thì phải hành động, ngoan cường bất khuất; khi cần chết thì tất phải dám chết; khi cần chinh chiến thì tất phải dám chinh chiến." Một võ sĩ khác trình bày khái niệm Nghĩa như sau: "Nghĩa là[1].
cốt cách của con người, nó nâng đỡ toàn thân; nếu không có nó thì người sẽ không thể nào đứng được, hành động được, thậm chí không thể thành người. Bởi vậy không có Nghĩa, thì dù có tài năng, học thức vẫn chưa đủ để lập thân. Khi đã có Nghĩa, thì dù mắc các tật như thô tục, vô lễ, người đó vẫn đủ tư cách để được gọi là võ sĩ." Mạnh Tử của Trung Quốc cũng từng nói rằng, "Nhân, là lòng người vậy; Nghĩa, là con đường lớn của người vậy." (Nguyên văn chữ Hán: "Nhân, nhân tâm dã. Nghĩa, nhân lộ dã." Câu này lấy từ "Mạnh Tử - Cáo Tử, thượng". Toàn bộ các trích dẫn lời Khổng Tử, Mạnh Tử trong sách này, chúng tôi đều lấy từ sách "Tứ Thư Ngũ Kinh - Hiện đại bản" của Trương Chấn Đức chủ biên, NXB Ba Thục, Trung Quốc, xuất bản năm 1996 - Chú thích của người dịch bản tiếng Việt). Ông từng cảm thán: "Điều đáng buồn của người ta là bỏ mất con đường ngay thẳng Nghĩa, bỏ mất chân tâm của mình. Nếu nhà ai bị mất con gà con chó thì còn biết đi tìm chúng về; nhưng nếu đã mất chân tâm thì chẳng biết tìm nó về nữa !..." (“Xá kỳ lộ nhi phất do, phóng kỳ tâm nhi bất tri cầu, ai tai ! Nhân hữu kê khuyển phóng, tắc tri cầu chi; hữu phóng tâm nhi bất tri cầu” Câu này lấy từ "Mạnh Tử - Cáo Tử, thượng"). Tựa như nhìn thấy ánh sáng yếu ớt từ một tấm gương mờ, qua câu nói trên, ta có thể phảng phất nhìn thấy hình bóng tư tưởng của Jesus vĩ đại xuất hiện sau Mạnh Tử 300 năm. Jesus cũng từng có câu ví “Con đường chính nghĩa mà chúng ta để .mất". Có lẽ có bạn cho rằng ở đây sự trình bày của tôi đã đi chệch chủ đề. Tóm lại, theo quan điểm của Mạnh Tử, Nghĩa là con đường thẳng nhưng hẹp mà con người tất phải bước lên nhằm để giành lại thế giới đại đồng đã bị bỏ mất.
Vào thời kỳ cuối của chế độ phong kiến, do xã hội Nhật Bản trải qua một thời gian dài được hưởng hoà bình, cuộc sống ca hát nhảy múa đã làm cho giới võ sĩ quen với sự nhàn hạ và tiêu khiển, họ trở nên tinh thông các ngón nghề vui chơi, và ham mê giải trí tiêu khiển. Thế nhưng ngay cả khi ấy, Nghĩa Sĩ (tiếng Nhật: Gishi) vẫn là danh hiệu cao quý nhất được tặng cho các bậc thầy về học vấn hoặc nghệ thuật. Trong thực tế, theo quan niệm của người Nhật Bản, Nghĩa quan trọng hơn hết thảy các thứ như học vấn, nghệ thuật v.v... Câu chuyện "47 Gishi” được lưu truyền lâu dài trong dân gian; sự tích của 47 vị trung thần này luôn luôn được nhắc đến trong giáo dục quốc dân ở Nhật Bản.
Trong thời đại phong kiến, các kiểu ứng xử thịnh hành như mưu mô thủ đoạn, quyền biến, xảo trá thường được coi là sách lược xử thế. Nhưng chính vào thời này, đã ra đời phẩm chất Nghĩa cương trực, thẳng thắn. Đó là phẩm chất của người đàn ông chân chính, nó toả sáng vô hạn, được người đời mãi mãi ca ngợi, hướng tới. Nghĩa và Dũng đều là đức của người võ sĩ, tương tự một cặp anh em sinh đôi. Ở đây, ta tạm thời chưa bàn tới Dũng mà chỉ nói về cái trong tiếng Nhật Bản gọi là Giri - "Đạo Hành Nghĩa". Lẽ tự nhiên, "Đạo Hành Nghĩa" sinh ra từ chữ Nghĩa, song vì câu nói này được dùng lâu ngày trong xã hội nên nó dần dần đi chệch hàm nghĩa ban đầu, bị người ta hiểu sai dùng bậy. Xét về mặt chữ, thì "Đạo Hành Nghĩa" dĩ nhiên là nói nên làm việc Nghĩa như thế nào. Song, cùng với thời gian, dư luận xã hội đã mô thức hoá câu nói này, khiến cho cái gọi là "đạo" ở đây trở nên dung tục và vẩn đục. Trên thực tế, hàm nghĩa ban đầu của “đạo” chính là nói về một thứ nghĩa vụ tương đối đơn thuần - chẳng hạn, chúng ta đều có nghĩa vụ đối với cha mẹ, với người trên, đối với trẻ em, với xã hội. “Đạo Hành Nghĩa" trước tiên là nói về sự thi hành các nghĩa vụ đó. Trong trường hợp này, "Đạo Hành Nghĩa" tức là thi hành nghĩa vụ. Ở đây, nghĩa vụ tức là yêu cầu của chức trách; ta phải làm một việc nào đó do yêu cầu của quy ước đạo đức trong xã hội, chứ không phải vì lý do nào khác. Chẳng phải thế sao? Lẽ nào lý do chính đáng (chính nghĩa) mà xã hội đã quy ước lại không phải là mệnh lệnh duy nhất đối với ta hay sao?
Nguyên ý của "Đạo Hành Nghĩa" chẳng qua là thực hành nghĩa vụ, nhưng theo tôi, sự xuất hiện chữ “Đạo”, là do những thực tế sau đây. Hành vi của chúng ta, chẳng hạn hành vi "Hiếu” có động cơ là tình yêu. Thế nhưng, trường hợp thiếu tình yêu thì nên thế nào đây? Thì phải có một uy quyền nào đó bảo đảm thực thi sự hiếu thảo. Thế là người ta nhấn mạnh sự "Hành Nghĩa". Đây là một lý do vô cùng chính đáng: nếu lực của tình yêu chưa đủ mạnh, nếu thiếu tình yêu thương, thế thì người ta nhất định phải dùng lý trí để giải quyết. Cũng tức là nói, cái gọi là "Hành Nghĩa" yêu cầu người ta phải dựa vào lý trí để hành động, dựa theo quy ước đạo đức đã xây dựng nên để ràng buộc hành vi của mình. Đạo Hiếu là như vậy; các nghĩa vụ đạo đức khác cũng đều thế cả. Hiểu "Hành Nghĩa” theo cách đó thì sẽ có thể hiểu nó là một kẻ giám sát nghiêm ngặt, một khi tình cảm lơi lỏng thì lý trí sẽ lập tức tràn vào, tay cầm roi đôn đốc ta kiềm chế ham muốn của bản thân, làm đúng với lễ ("khắc kỷ phục lễ”). Nghĩa vụ là thứ không thể trốn tránh được, "Đạo Hành Nghĩa" bảo đảm thực thi điều đó. Trong thực tế, với ý nghĩa chân chính của đạo đức, "Hành Nghĩa" chẳng qua chỉ chiếm vị trí công hiệu thứ hai mà thôi; động cơ đầu tiên của chúng ta nên là tình yêu. Về điểm này, sự dạy bảo của "Hành Nghĩa" không thể so được với lời dạy của Chúa Jesus[2].
- Dạy bảo lấy tình yêu. làm luật pháp. Bởi vậy, theo quan điểm của tôi, "Hành Nghĩa" chẳng qua là thứ sản phẩm của sự ràng buộc xã hội - một xã hội trong đó ngẫu nhiên có sự khác biệt giai cấp, ngoài ra còn có sự bênh vực không liên quan tới thực lực của kẻ được bênh vực. Xã hội lấy gia đình (gia tộc) làm đơn vị, cho nên người lớn tuổi thì được tôn trọng hơn người có tài năng. Tình yêu tự nhiên thường hay bị các thế lực xã hội bóp méo. Chính vì Nghĩa trở thành hành vi bị sức người quy ước, nên “Đạo Hành Nghĩa" cũng dần dần suy đồi, trở thành một chuỗi các hành vi không thể nào không tự mâu thuẫn. Chẳng hạn, tại sao khi cần thiết, bà mẹ có thể hy sinh tất cả các con của mình chỉ để cứu lấy một đứa con trưởng? Tại sao vì để kiếm tiền cung phụng ông bố ăn chơi phóng đãng mà cô con gái lại có thể bán trinh tiết của mình cho kẻ khác? Và các thí dụ khác nữa. Khi nêu ra những vấn đề đó thì tính chất hợp lý của cái gọi là "Hành Nghĩa" trở nên bị vẩn đục. Theo quan điểm của tôi, "Hành Nghĩa" tuy xuất phát từ Nghĩa, nhưng thông thường lại hay trở nên khúc mắc bởi những nghịch lý trái đạo đức khó nhận ra. Thậm chí vì nguyên nhân này mà "Hành Nghĩa" trở nên nhu nhược, sợ bị trách cứ. Scott (32) từng hình dung như sau về lòng yêu nước: "Nó đẹp nhất, nhưng đồng thời cũng đáng nghi ngờ nhất; nó là cái mặt nạ của nhiều tình cảm ti tiện”. Tôi cho rằng có thể dùng câu nói đó để hình dung "Hành Nghĩa". Khi mức độ của "Hành Nghĩa" (Giri) vượt quá phạm vi chính nghĩa thì nó trở thành nơi quy tụ các lời che đậy lẩn tránh. Bên trong cái mặt nạ ấy ẩn giấu các kiểu ngụy thiện và ngụy biện. Bởi vậy, khi thực thi Võ Sĩ Đạo mà không gắn liền với lòng dũng cảm chân chính, không có dũng khí nhạy bén và chính trực, không có tinh thần dám làm dám chịu, kiên trinh bất khuất, thì Nghĩa sẽ trở thành nơi tụ họp lời ngụy biện của những kẻ hèn nhát.
....
Bạn có thể Downloaf Full truyện tại đây.
Ebook truyện hay - Võ Sĩ Đạo - Linh Hồn Nhật Bản - Yếu tố cốt lõi của võ sĩ đạo - Nghĩa
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
0 Response to "Võ Sĩ Đạo - Linh Hồn Nhật Bản - Yếu tố cốt lõi của võ sĩ đạo - Nghĩa"
Post a Comment