Các Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Kim Dung - Trần Mặc
Mộ Dung Phục.
Cuộc Đời Như Mộng.
Trong bộ tiểu thuyết Thiên long bát bộ , Mộ Dung Phục không phải là kẻ xấu, cũng không phải là ác nhân, càng không thể coi là anh hùng hiệp sĩ. Nhưng kết cục của y lại không bằng đa số kẻ xấu và ác nhân. Đệ nhất đại ác nhân trong thiên hạ Đoàn Diên Khánh tuy cuối cùng không được lên ngôi hoàng đế nước Đại Lý, nhưng phát hiện mình có một đứa con trai, hơn nữa, vì đứa con ấy mà hắn rút chân khỏi chốn giang hồ, là một việc tốt cho nhân gian, coi như kết thúc tốt đẹp. Đệ nhị đại ác nhân Diệp Nhị Nương cuối cùng cũng tìm thấy đứa con trai của mình, rồi tự sát mà chết, một mặt để tạ tội với thiên hạ, từ đây mụ không hành ác; mặt khác, đấy là Diệp Nhị Nương chủ động lựa chọn cái chết, để sang thế giới bên kia đoàn tụ với người yêu, giành được sự thông cảm và kính trọng của mọi người. Phụ thân của Mộ Dung Phục là Mộ Dung Bác và phụ thân của Tiêu Phong là Tiêu Viễn Sơn cùng buông đao đồ tể, lập tức thành Phật, đương nhiên là một kết cục tốt đẹp. Đôi oan gia Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy tuy cuối cùng không đi đến tình yêu tốt đẹp, nhưng trước lúc chết ít ra cũng nhận biết chân tướng và hư ảo, có thể yên tâm nhắm mắt.
Tìm hiểu kỹ bình sinh của Mộ Dung Phục, một người với ngoại hiệu "Nam Mộ Dung" từng sánh ngang với "Bắc Kiều Phong", cuối cùng hóa điên vì chấp mê bất ngộ, độc giả không khỏi thở dài.
Mộ Dung Phục ngoại hình anh tuấn, đầu óc thông minh, võ công cao cường, tư chất ưu tú. Dưới con mắt của biểu muội y là Vương Ngữ Yên và rất nhiều độc giả, y là một con chim phượng hoàng hiếm có trên thế gian, lẽ ra phải được hưởng một cuộc đời sung sướng, vì dầu sao y cùng xuất thân trong thế gia Mộ Dung, có trọng nhiệm lịch sử phục hồi ngai vàng Đại Yên, tái lập vương triều Mộ Dung. Huống hồ cha y là Mộ Dung Bác cả đời không làm nên sự nghiệp, chỉ sinh được mình y là con, đặt tên y là Phục, để từ khi ra đời đã gánh vác trách nhiệm không ai thay nổi. Mộ Dung Phục tính cách ngang ngạnh cố chấp, tâm cao khí ngạo, tự cho mình là người phi thường, muốn làm những việc phi thường, điều này đã quyết định vận mệnh khác thường của công tử Mộ Dung lừng lẫy tiếng tăm.
Ở nước Trung Quốc thời trước, có thể nói giấc mơ cao nhất, ham muốn mạnh mẽ nhất của rất nhiều người là được làm hoàng đế. Hoàng đế là "con trời”, "đất đai khắp thiên hạ, đâu cũng là đất của hoàng đế, khách của mọi nhà, ai cung là bầy tôi của hoàng đế". Làm hoàng đế mới là cực điểm vinh hoa phú quí thật sự, bởi lấy của công khắp thiên hạ làm của riêng một nhà, một người, muốn làm gì tùy thích, đã vậy còn được gọi là "Thiên tử thánh minh", không một ai dám hoài nghi. Bởi thế, trong lịch sử Trung Quốc, có vô số đại trượng phu hoặc hỗn thế ma vương hoặc đục nước béo cò, hoặc giết người cướp của, sử dụng sinh mạng của mình và của người khác để ngoi lên, "vốn chỉ định thử làm vua một chỗ, không ngờ được làm vua cả nước". Thì gã lưu manh vô lại Lưu Bang về sau chẳng thành Hán Cao Tổ đó sao?
Tôi nói thế chỉ là để lý giải mộng tưởng tổ truyền của gia tộc Mộ Dung. Nếu là một gia tộc bình thường thì khỏi nói, nhưng gia tộc Mộ Dung thì khác, chảy trong máu họ là huyết thống hoàng tộc Đại Yên, nếu không "bác" (thu lấy), không “phục" (phục hồi), thì sẽ có lỗi với tổ tiên mình. Mộ Dung Bác đã cố thu lấy cả đời, Mộ Dung Phục đương nhiên cũng phải tận lực phục hồi.
Có điều là trời không giúp Mộ Dung: bấy giờ xung quanh Trung Nguyên các nước tuy phân tranh, phía bắc có Đại Liêu, phía tây có Tây Hạ, tây nam có Đại Lý, Thổ Phiên, nhưng nước nào cũng ra sức củng cố cơ nghiệp, không dễ làm cho họ lung lay. Ở bản thân Trung Nguyên, vương triều Bắc Tống tuy suy yếu nhưng vẫn chưa chịu chết. Hơn nữa, quân thần Bắc Tống còn tiến hành nhiều cải cách, dân chúng ấm no, đương nhiên không ai muốn thiên hạ rối loạn. Trong tình hình đó, gia tộc Mộ Dung muốn khởi sự, tạo phản đoạt quyền, thật không có cơ hội. Mộ Dung Bác dày công suy tính, muốn tạo ra xung đột ngoại giao và quân sự giữa vương triều Bắc Tống với vương triều Đại Liêu, kết quả trừ việc thay đổi số phận cha con Tiêu Viễn Sơn, Tiêu Phong và một số người thiểu số ra, chẳng có ảnh hưởng gì đến quan hệ giữa hai nước ấy.
Đến đời Mộ Dung Phục, tình hình vẫn thế. Song Mộ Dung Phục lại không bằng cha về bất cứ điểm gì. Thời thế lịch sử không tạo ra anh hùng, mà cứ muốn anh hùng tạo ra thời thế, cố nghịch thiên hành sự, kết quả ra sao cũng đủ biết. Mộ Dung Phục không có nhãn quan chính trị, không có tài năng quân sự, không có tài ngoại giao, nói đến chuyện phục quốc chỉ là nằm mơ. Vậy mà Mộ Dung Phục không nhận ra điều đó, hoặc giả nhận ra mà không công nhận, còn cố dốc sức sáng tạo kỳ tích, kết quả không đâu vào đâu, ai ai cũng thấy rõ, chỉ riêng y dường như không thấy. Như vậy, Mộ Dung Phục tuy thông minh lanh lợi, võ công cao cường, nhưng không phải là người đại trí đại tuệ, không hiểu sự lý thế gian.
....
Tìm hiểu kỹ bình sinh của Mộ Dung Phục, một người với ngoại hiệu "Nam Mộ Dung" từng sánh ngang với "Bắc Kiều Phong", cuối cùng hóa điên vì chấp mê bất ngộ, độc giả không khỏi thở dài.
Mộ Dung Phục ngoại hình anh tuấn, đầu óc thông minh, võ công cao cường, tư chất ưu tú. Dưới con mắt của biểu muội y là Vương Ngữ Yên và rất nhiều độc giả, y là một con chim phượng hoàng hiếm có trên thế gian, lẽ ra phải được hưởng một cuộc đời sung sướng, vì dầu sao y cùng xuất thân trong thế gia Mộ Dung, có trọng nhiệm lịch sử phục hồi ngai vàng Đại Yên, tái lập vương triều Mộ Dung. Huống hồ cha y là Mộ Dung Bác cả đời không làm nên sự nghiệp, chỉ sinh được mình y là con, đặt tên y là Phục, để từ khi ra đời đã gánh vác trách nhiệm không ai thay nổi. Mộ Dung Phục tính cách ngang ngạnh cố chấp, tâm cao khí ngạo, tự cho mình là người phi thường, muốn làm những việc phi thường, điều này đã quyết định vận mệnh khác thường của công tử Mộ Dung lừng lẫy tiếng tăm.
Ở nước Trung Quốc thời trước, có thể nói giấc mơ cao nhất, ham muốn mạnh mẽ nhất của rất nhiều người là được làm hoàng đế. Hoàng đế là "con trời”, "đất đai khắp thiên hạ, đâu cũng là đất của hoàng đế, khách của mọi nhà, ai cung là bầy tôi của hoàng đế". Làm hoàng đế mới là cực điểm vinh hoa phú quí thật sự, bởi lấy của công khắp thiên hạ làm của riêng một nhà, một người, muốn làm gì tùy thích, đã vậy còn được gọi là "Thiên tử thánh minh", không một ai dám hoài nghi. Bởi thế, trong lịch sử Trung Quốc, có vô số đại trượng phu hoặc hỗn thế ma vương hoặc đục nước béo cò, hoặc giết người cướp của, sử dụng sinh mạng của mình và của người khác để ngoi lên, "vốn chỉ định thử làm vua một chỗ, không ngờ được làm vua cả nước". Thì gã lưu manh vô lại Lưu Bang về sau chẳng thành Hán Cao Tổ đó sao?
Tôi nói thế chỉ là để lý giải mộng tưởng tổ truyền của gia tộc Mộ Dung. Nếu là một gia tộc bình thường thì khỏi nói, nhưng gia tộc Mộ Dung thì khác, chảy trong máu họ là huyết thống hoàng tộc Đại Yên, nếu không "bác" (thu lấy), không “phục" (phục hồi), thì sẽ có lỗi với tổ tiên mình. Mộ Dung Bác đã cố thu lấy cả đời, Mộ Dung Phục đương nhiên cũng phải tận lực phục hồi.
Có điều là trời không giúp Mộ Dung: bấy giờ xung quanh Trung Nguyên các nước tuy phân tranh, phía bắc có Đại Liêu, phía tây có Tây Hạ, tây nam có Đại Lý, Thổ Phiên, nhưng nước nào cũng ra sức củng cố cơ nghiệp, không dễ làm cho họ lung lay. Ở bản thân Trung Nguyên, vương triều Bắc Tống tuy suy yếu nhưng vẫn chưa chịu chết. Hơn nữa, quân thần Bắc Tống còn tiến hành nhiều cải cách, dân chúng ấm no, đương nhiên không ai muốn thiên hạ rối loạn. Trong tình hình đó, gia tộc Mộ Dung muốn khởi sự, tạo phản đoạt quyền, thật không có cơ hội. Mộ Dung Bác dày công suy tính, muốn tạo ra xung đột ngoại giao và quân sự giữa vương triều Bắc Tống với vương triều Đại Liêu, kết quả trừ việc thay đổi số phận cha con Tiêu Viễn Sơn, Tiêu Phong và một số người thiểu số ra, chẳng có ảnh hưởng gì đến quan hệ giữa hai nước ấy.
Đến đời Mộ Dung Phục, tình hình vẫn thế. Song Mộ Dung Phục lại không bằng cha về bất cứ điểm gì. Thời thế lịch sử không tạo ra anh hùng, mà cứ muốn anh hùng tạo ra thời thế, cố nghịch thiên hành sự, kết quả ra sao cũng đủ biết. Mộ Dung Phục không có nhãn quan chính trị, không có tài năng quân sự, không có tài ngoại giao, nói đến chuyện phục quốc chỉ là nằm mơ. Vậy mà Mộ Dung Phục không nhận ra điều đó, hoặc giả nhận ra mà không công nhận, còn cố dốc sức sáng tạo kỳ tích, kết quả không đâu vào đâu, ai ai cũng thấy rõ, chỉ riêng y dường như không thấy. Như vậy, Mộ Dung Phục tuy thông minh lanh lợi, võ công cao cường, nhưng không phải là người đại trí đại tuệ, không hiểu sự lý thế gian.
....
Bạn có thể Xem thêm và Download Full tại đây.
Ebook truyện kiếm hiệp - Mộ Dung Phục - Các Nhân Vật Trong Tiểu
Thuyết Kim Dung.
Nguồn từ: Cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ebook tiếng Việt miễn phí | Ebook truyện hay | Ebook truyện kiếm hiệp
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ebook tiếng Việt miễn phí | Ebook truyện hay | Ebook truyện kiếm hiệp
0 Response to "Mộ Dung Phục - Các Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Kim Dung."
Post a Comment