Hồng Lâu Mộng - Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc - 

Lương Duy Thứ

Chương IX:


Hồng Lâu Mộng


HỒNG LÂU MỘNG - THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA TIỂU THUYẾT CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC

        Hồng lâu mộng (giấc mộng lầu son) còn có tên là Thạch đầu kí (câu chuyện hòn đá), Kim Lăng thập nhị kim thoa (mười hai chiếc trâm vàng đất Kim Lăng), là bộ tiểu thuyết hiện thực vĩ đại xuất hiện vào thời Kiền Long (cuối thế kỷ 18) [1] . Đó là tác phẩm có ý nghĩa cắm mốc một giai đoạn văn học vì dung lượng đồ sộ, vì sự thành thực trong phương pháp sáng tác, vì âm vang của sự chuyển mình lịch sử mà nó mang đến cho người đọc. Bộ truyện 120 hồi này do hai tác giả sáng tác. Tào Tuyết Cần viết 80 hồi đầu và dự thảo 40 hồi sau, Cao Ngạc viết 40 hồi sau dựa theo dự thảo và hoàn chỉnh bộ truyện. Cả hai đều xuất thân quí tộc, đều là người Hán nhập tịch Mãn Châu, nhưng Tào thì sống cuộc đời nghèo túng, cô độc và bất đắc chí, còn Cao thì đỗ tiến sĩ, làm quan, con đường công danh rộng mở. Hoàn cảnh khác nhau đó làm cho hai phần tác phẩm tuy về cơ bản không có dấu vết chấp vá nhưng khuynh hướng tư tưởng có khác, Cao Ngạc để nhân vật chính là Bảo Ngọc đi thi, đỗ đạc, rồi cưới vợ, có con trai nối dõi tông đường, sau đó mới đi tu chứ không như dự thảo của Tào Tuyết Cần là bỏ đi mất tích sau khi tình yêu tan vỡ. Cao Ngạc cũng để gia đình họ Giả được minh oan, được phục chức, cố gắng tô điểm cho bức tranh xế chiều của hai phủ[1] Vinh Ninh một mầu sắc tươi sáng. Sự đổi thay này thể hiện kỳ vọng của họ Cao đối với một gia đình cao môn vọng tộc, biểu lộ ý muốn đẩy lùi kết thúc bi kịch đang ám ảnh những đứa con trung thành của chế độ. Mặc dù vậy, xét từ đề tài, tư tưởng, chủ đề, cũng như phong cách hành văn, Hồng Lâu Mộng vẫn là nhất.

       Hồng lâu mộng viết về câu chuyện tình duyên trắc trở nhưng không đơn giản là bi kịch tình yêu tay ba. Tác giả có căn cứ vào cuộc đời riêng nhưng tác phẩm không phải là "tự truyện", cũng không phải là sự sụp đổ của một gia đình quí tộc do "miệng ăn núi lở", "thu ít chi nhiều". Ý nghĩa khách quan của tác phẩm lớn hơn nhiều, âm vang sâu nặng của tác phẩm gợi cho người đọc những vấn đề thời đại.

       Mở đầu tác phẩm, tác giả đưa người đọc đến hai phủ Vinh Ninh đầy bạc vàng chân báu. Trong bức tường "chiếm mất quá nửa thành phố Kim Lăng" đó không bao giờ ngớt tiếng đàn ca, sáo phách, các cuộc hội hè yến ẩm hầu như diễn ra hàng ngày. Tiếng là một gia đình nhưng nó gần giống một triều đình. Trên hết là Giả Mẫu, chẳng khác gì một thứ thái thượng hoàng muốn gì được nấy, ai cũng coi việc mua vui cho bà ta là một sứ mệnh thiêng liêng. Kế đó là các ông chủ, bà chủ. Có loại chủ lấy việc cờ bạc, trai gái làm lẽ sống như Giả Trân, Giả Dung, Giả Liễn. Có loại chủ cố gò mình theo khuôn sáo nhưng lại hoàn toàn bất lực như Giả Chính[2]. Có loại chủ đã bộc lộ tất cả cái nham hiểm, độc ác như Phượng Thư. Có loại chủ bề ngoài trung hậu nhưng bên trong không kém phần tàn nhẫn, giảo quyệt như Bảo Thoa, Vương Phu Nhân. Có loại chủ phản nghịch, chống nề nếp truyền thống như Giả Bảo Ngọc. Có thể tìm thấy ở đây đủ mặt các nhân vật tiêu biểu cho các loại thế lực của xã hội thượng lưu quí tộc. Họ không chỉ được thể hiện như những điển hình về mặt đạo đức mà trên thực tế là hình ảnh của các thế lực chính trị tiêu biểu thời Thanh. Ở đây xuất hiện người của bốn họ lớn trên đất Kim Lăng thời Kiền Long là Giả, Sử, Vương, Tiết. Câu đồng dao được nhắc đến trong hồi 4 đã nói đến sự giàu sang cũng như quyền thế của bốn gia đình quí tộc này.

Hồng Lâu Mộng - Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc


      Không những thế, trong điều họ có Bắc Tĩnh Vương, có con gái làm cung phi, ở các tỉnh họ có vây cánh do người nhà của họ là Vương Tử Đằng làm thống chế ở tỉnh chỉ huy.

      Các ông chủ, bà chủ đó một mặt câu kết với nhau để bóc lột vơ vét, mặt khác lại cắn xé lẫn nhau để giành giật quyền uy và thế lực. Bất chấp tình anh em. Giả Hoàn vu cho Bảo Ngọc cưỡng dâm Kim Xuyến để anh ta bị đánh đòn, còn dì Triệu thì tìm cách yếm bùa đẻ hòng giết chết Bảo Ngọc giành thì gió tây sẽ thổi bạt gió đông", đến nỗi Thám Xuân phải nói : "Chúng mình là bà con ruột thịt một nhà, thế mà người nào người nấy chẳng khác gì gà chọi, chỉ chực nuốt sống lẫn nhau".quyền thế tập cho con trai v.v... Quan hệ giữa họ với nhau rất tàn nhẫn. Vợ cả với vợ lẽ thì "nếu gió đông không thổi bạt gió tây thì gió tây sẽ thổi bạt gió đông", đến nỗi Thám Xuân phải nói : "Chúng mình là bà con ruột thịt một nhà, thế mà người nào người nấy chẳng khác gì gà chọi, chỉ chực nuốt sống lẫn nhau".

      Câu nói đó chứng tỏ tác giả ý thức được rằng những mâu thuẫn nội tại của xã hội thượng lưu chính là điều kiện tất yếu dẫn nó đến sụp đổ.

       Nhưng bên cạnh mâu thuẫn nội bộ giai cấp quí tộc còn có mâu thuẫn giữa họ với quần chúng bị áp bức bóc lột. Vì sự hạn chế của đề tài, Hồng lâu mộng chủ yếu nói đến những mâu thuẫn xảy ra trong phạm vi bốn bức tường gia đình họ Giả. Quan hệ giữa kẻ áp bức bóc lột và người bị áp bức bóc lột ở đây chủ yếu thể hiện qua số phận các a hoàn. Họ được nhà chủ mua về làm kẻ hầu người hạ và số phận của họ hoàn toàn phụ thuộc vào ông chủ, bà chủ. Đã xảy ra biết bao tấn bi kịch khi họ được các cậu ấm con nhà chủ để ý đến. Vưu Tam Thư, Vưu Nhị Thư, Kim Xuyến, Tinh Văn, Uyên Ương… đều cùng chung số phận. Họ bị khinh miệt, bị làm nhục, thậm chí vô cớ đánh đập đến chết. 

       Trước mắt họ hầu như chỉ có 3 con đường : tự vẫn, đi tu, bị gả chồng. Về cuối tác phẩm tác giả mô tả cuộc đấu tranh của mấy cô a hoàn thơ ấu, mồ côi, không nơi nương tựa thật là cảm động. Họ vốn nhẫn nhục chịu đựng, chấp nhận số phận nô lệ nhưng bị dồn đến chân tường nên không thể không chống lại. Tính nhân dân của tác phẩm càng được nâng lên khi tác giả mô tả họ như những con người xinh đẹp, thông minh, lòng dạ ngay thẳng, giàu tinh thần vị tha. Số phận bi đát của những con người như thế có sức tố cáo xã hội mạnh mẽ.

      Mặc dù không chủ tâm miêu tả quan hệ giữa gia đình quí tộc phong kiến này với nông dân nhưng bằng một vài nét đậm nhạt tác giả cũng cho chúng ta thấy bọn chúng dựa vào đâu mà sống xa hoa phè phỡn. Hồi 53 mô tả cảnh O Tiến Hiếu nộp tô. Mặc dù bị mất mùa, bị mưa đá tàn phá, O Gia trang - một trong 8 trang trại còn phủ Ninh - vẫn phải nạp ba trăm con hươu, dê, nai, lợn, ba vạn 3 ngàn cân than, hai trăm hộc gạo quí, một ngàn gánh gạo thường, hai ngàn năm trăm lạng bạc. Đó là chưa kể cả sản vật khác như cá, tôm, gà, ngỗng, gân hươu, hải sâm v.v... Thế mà Giả Trân còn hậm hực kêu ít, không đủ cho phủ Ninh ăn Tết Nguyên đán. Ở khắp nơi họ còn mở hiệu cầm đồ, tiến hành cho vay nặng lãi để bòn rút nhân dân lao động. Khi Giả phủ bị lục soát, người ta lôi ra mấy rương văn khế, trong đó có khế ruộng, khế nợ, khế vay lãi bất hợp pháp. Điều đó chứng tỏ, cả cái gia đình đồ sộ này đã sống trên mồ hôi nước mắt của nông dân và nhân dân lao động như thế nào.

      Từ qui mô gia đình họ Giả, từ nguồn sống dựa trên bóc lột địa tô là chủ yếu, từ những mâu thuẫn trong nội bộ gia đình cũng như mâu thuẫn giữa gia đình này với nông dân và nhân dân lao động, có thể coi Giả phủ là chế độ phong kiến Trung Quốc thu nhỏ lại, gia đình họ Giả là xã hội nhà Thanh thu nhỏ lại. Thám Xuân đã hình dung gia đình đó như "con sâu trăm chân, chết vẫn không cứng". Nó đang dãy chết, nhưng vì nó có trăm chân nên vẫn chống đỡ được. Trong bối cảnh đó, cái áo khoác nhân nghĩa đạo đức đã bị xé toạc, bản chất xa hoa, dâm ô độc ác và bất lực của giai cấp phong kiến hiện nguyên hình.

      Đọc Hồng lâu mộng chúng ta kinh ngạc, thấy cả cái gia đình đồ sộ đó hết ngày này qua ngày khác chỉ bận rộn vì tiệc tùng, thăm hỏi, đưa đón, ma chay. Họ phát ngấy lên vì không còn thức ăn nào ngon miệng, không còn trò chơi nào vừa ý. Cái chán chường của họ bản thân nó đã có giá trị tố cáo. Đó là cái kiêu xa của những kẻ "ngồi mát ăn bát vàng". Tác giả đã rất khách quan khi mô tả tỉ mỉ những ngày sinh nhật, những lễ nguyên đán và nguyên tiêu, nhưng lại không khách quan chủ nghĩa tí nào khi để cho già Lưu - một bà lão nông dân nghèo đói - đưa ra nhận xét [3]: chỉ một tiệc nhỏ của phủ Vinh cũng đủ cho gia đình nông dân chi dùng trong cả năm (hồi 39). Hai hình tượng nói lên đầy đủ nhất cái xa hoa quá sức tưởng tượng của gia đình quí tộc là đám ma Tần Thị và việc đón Nguyên Phi về thăm nhà. Để đẹp mặt với thiên hạ, Giả Trân bỏ ra một vạn lạng bạc làm cho con dâu là Tần Thị, riêng cái quan tài bằng gỗ quí vạn năm không mục mất năm nghìn lạng, lại còn mời 108 vị sư, 99 đạo sĩ làm lễ 49 ngày đêm. Ông ta còn bỏ ra 1200 lạng để mua cho Giả Dung chức "long cẩm úy" để tên viết trên cờ tang thêm đẹp đẽ. Song sự quí hóa bề ngoài đó làm sao che giấu nổi bản chất dâm ô trác táng của cha con ông ta. Chính tác giả ngầm cho người đọc hiểu được mối quan hệ bất chính giữa Giả Trân với Tần Thị và giữa Giả Dung với Vương Hi Phượng. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô con dâu xinh đẹp và trẻ tuổi này. Những bậc quyền uy của Giả phủ cũng tỏ ra rất ngụy thiện trong việc đón Nguyên Phi về thăm nhà : Được tin từ trong cung cấm truyền ra là Nguyên Phi có thể được "tình thân", cả phủ Giả tất bật chuẩn bị. Chỉ riêng việc Giả Tường đi Giang Nam mua con hát giúp vui cũng đã tốn 3 vạn lạng bạc. Họ còn cử ra 130 người lo việc xây dựng Đại quan viên, làm nơi nghỉ chân cho cung phi. Đó là một tòa lâu đài nguy nga lộng lẫy được bao bọc bởi vô số ao hồ, vườn hoa, đền đài, thủy tạ. Ngay Nguyên Phi cũng ba lần phải lên tiếng : "Xa hoa quá, lần sau đừng làm như thế nữa".
....

Ebook truyện hay - Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc - Hồng Lâu Mộng.

Hồng Lâu Mộng
Nguồn từ:Cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



LIKE and Share this article: :

0 Response to "Hồng Lâu Mộng - Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc"

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts