Các Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Kim Dung - Trần Mặc
Quách Tĩnh.
Nói đến hình tượng đại hiệp dưới ngòi bút Kim Dung, chỉ e rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đại hiệp Quách Tĩnh trong Anh hùng xạ điêu truyện. Viết bộ tiểu thuyết này, tác giả Kim Dung mới thật sự trở nên nổi tiếng, khiến cho nhiều tác giả tiểu thuyết võ hiệp đang hăng hái muốn viết tiểu thuyết võ hiệp hay hơn phải nản lòng. Nhân vật chính Quách Tĩnh đã trở thành vị đại hiệp vì nước vì dân, một điển hình nổi bật nhất, đáng tôn sùng nhất, chính tông nhất trong thế giới võ hiệp. Song thành tựu thật sự của bộ tiểu thuyết này không chỉ là vì nó miêu tả nên một điển hình đại hiệp, và hình tượng Quách Tĩnh cũng không chỉ gói gọn trong một chữ "hiệp" mà thôi.
I
Thành tựu phi phàm của bộ tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu trước hết là vì tác giả đã áp dụng tài tình "mô hình trưởng thành" của tiểu thuyết phương Tây vào tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc, đồng thời thực hiện việc "mượn xưa nói nay" một cách xuất sắc. Điều này làm cho người đọc cảm thấy mới lạ, hấp dẫn, không chỉ làm phong phú cách viết tiểu thuyết võ hiệp, mà vô hình trung còn đề cao chất lượng nghệ thuật của tiểu thuyết võ hiệp.
Cái gọi là "mô hình trưởng thành", nói thì rất đơn giản, đó là mô hình chú trọng miêu tả quá trình trưởng thành của một cá nhân (thanh thiếu niên), đồng thời còn đặc biệt chú trọng phản ứng tâm lý, quá trình cảm thụ và diễn biến tâm lý phức tạp trong quá trình trưởng thành đó , từ đó làm phong phú hẳn nội hàm nhân văn của tiểu thuyết, làm người đọc càng thêm xúc động.
Do vận dụng thành công "mô hình trưởng thành", thế giới võ hiệp của Kim Dung vốn có hai cái "duy",- là truyền kỳ giang hồ và bối cảnh lịch sử, - có thêm cái “duy" thứ ba là chuyện đời người. Quan trọng hơn là cái "duy" thứ ba - chuyện đời người – này được lấy làm yếu tố tự sự của tiểu thuyết võ hiệp, thực tế đã làm thay đổi hẳn phương hướng và phương pháp tự sự của tiểu thuyết võ hiệp. Ba cuốn tiểu thuyết trước đó của Kim Dung (Thư kiếm ân cừu lục, Bích huyết kiếm, Tuyết sơn phi hồ) đều lấy "sự việc" làm yếu tố kết cấu, chẳng những dễ làm cho tình tiết bị phân tán, đầu mối rối rắm, mà còn khó miêu tả hình tượng nhân vật nổi bật. Anh hùng xạ điêu khác hẳn, lấy "người" làm gốc, miêu tả từ đầu, từ thời thơ ấu của nhân vật chính, không chỉ tập trung vào quá trình trưởng thành của Quách Tĩnh, tác động đến cảm xúc của từng độc giả, mà còn khắc họa tính người, hoàn cảnh nhân văn, khiến tác phẩm mainội hàm nhân văn sâu sắc hơn.
Chính vì muốn miêu tả sự trưởng thành của nhân vật chính Quách Tĩnh, mà tác giả tự nhiên càng phải chú trọng đến tính cách và sự phát triển tính cách của nhân vật chính. Chúng ta thấy trong bộ tiểu thuyết này, bản thân chuyện của Quách Tĩnh đã biểu hiện một cách tự nhiên tính cách của chàng. Nếu hồi còn rất nhỏ, Quách Tĩnh không trung hậu, lương thiện, quật cường, kiên trì cứu Thần tiễn Triết Biệt, thì dĩ nhiên Triết Biệt đã không trở thành sư phụ của Quách Tĩnh, Thành Cát Tư Hãn cũng sẽ không quí mến chàng, thì số phận của chàng và mẹ chàng sẽ khác hẳn. Giả sử chàng không có bản tính chất phác nhiệt tình, chân thành đối đãi, thì nàng Hoàng Dung đóng giả kẻ ăn xin đã chẳng say mê chàng, thì cuộc trở về Trung Nguyên của chàng sẽ diễn biến khác hẳn đi. Giả sử chàng không giữ lời hứa, không quả cảm, thì giữa đêm tối đã không lên núi, để bị Trần Huyền Phong bắt, rồi chàng giết Trần Huyền Phong và do đó bị Mai Siêu Phong coi là kẻ tử thù. Giả sử chàng không can đảm hiệp nghĩa, chống lại bất bình, thì ở Trung đô Bắc Kinh đã không quyết chiến với Dương Khang. Dĩ nhiên, giả sử Quách Tĩnh không hồn nhiên ngây thơ và có phần ngớ ngẩn, thì Lão Ngoan đồng đã không kết nghĩa huynh đệ với chàng, lừa cho chàng học "Cửu âm chân kinh". Giá sử chàng không thô lỗ, xử sự dại dột, thì giữa chàng với Hoàng Dung đã không xảy ra nhiều lần rắc rối giận hờn.
Ngoài ra, tác giả có một mô hình hình tượng nhân vật phi tiểu thuyết võ hiệp, không những không miêu tả Quách Tĩnh văn võ song toàn như nhân vật Trần Gia Lạc, thậm chí cũng không miêu tả Quách Tĩnh thông minh lanh lợi như Viên Thừa Chí, mà cố ý tả thành một người ngu ngốc, khiến người ta hoài nghi liệu chàng có phải là kẻ đần độn, chậm phát triển trí lực hay chăng. Chàng không chỉ nói năng vụng về như một đứa bé , mà tựa hồ phản ứng chậm chạp, không hiểu lẽ thường, thậm chí suốt đời không biết cách ăn nói. Điều đó hiển nhiên cản trở rất nhiều sự trưởng thành, thành tài của chàng. Hình tượng nhân vật không những khiến người ta hết sức thông cảm, song cũng nghi ngờ liệu một nhân vật như thế có thể trở thành cao thủ võ lâm được chăng? Nếu được, thì phải bao nhiêu năm? Tác giả tự đặt cho mình câu hỏi khó ấy. Đương nhiên khi giải đáp xong rồi, thì độc giả sẽ càng thêm thích thú.
....
Bạn có thể Xem thêm và Download Full tại đây.
Ebook truyện kiếm hiệp - Quách Tĩnh - Các Nhân Vật Trong Tiểu
Thuyết Kim Dung.
Nguồn từ: Cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
0 Response to "Quách Tĩnh - Các Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Kim Dung"
Post a Comment