Liêu Trai Chí Dị - Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí Tại đây.

Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc - 

Lương Duy Thứ

Liêu Trai Chí Dị


(Chuyện lạ chép ở Liêu Trai) Một cá tính sáng tạo mới mẻ.


        Thời Minh Thanh, bên cạnh các pho tiểu thuyết đồ sộ còn khá nhiều truyện ngắn mà bộ Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh là nổi tiếng hơn cả.

        Bồ Tùng Linh sinh năm Sùng Trinh thứ 13, mất năm Khang Hi thứ 54 (1640-1715), tên chữ Lưu Tiên, hiệu Liễu Tuyền, người huyện Tri Xuyên (nay thuộc thị xã Trí Bác) tỉnh Sơn Đông, ông xuất thân trong một gia đình địa chủ sa sút, một đời long đong lận đận. Nhưng về sau thi bao nhiêu lần nữa vẫn không đỗ, mãi đến 72 tuổi mới đỗ tuế cống sinh, ba năm sau thì mất. Nhà nghèo, trừ một năm làm môn khách cho tri huyện còn thì vất vưởng dạy học kiếm ăn khắp cùng nông thôn quê nhà. Cảnh nghèo túng và ảo mộng công danh suốt đời dằn vặt ông. Cái nghèo đẩy ông về với những người lao động. Tương truyền, ông thường biện trà thuốc, giải chiếu ven đường, đợi lúc nông dân đi làm về thì mời họ trò chuyện, qua đó sưu tầm chuyện lạ trong dân gian. Trong tác phẩm của mình, dưới hình thức ảo tưởng, ông thường khẳng định những nguyện vọng tốt lành của họ. Mặt khác, con đường khoa hoạn lại thường đẩy ông vào cảnh bất đắc chí, lòng đầy uất ức. Có lúc ông ví mình với Biện Hòa "ôm ngọc" tiếc không được biết đến (bài từ Kí Vương Như Thủy), có lúc ông phẫn uất vì "sĩ đồ đen tối, công lý mờ mịt, nếu trong tay không có tiền vàng bạc nén thì khó lòng gặp được thánh minh" (Thư gửi Hàn Việt lão Đích Châu). Vừa muốn tiến thân bằng khoa cử, vừa phẫn chí vì khoa cử, tâm trạng ấy quanh năm suốt tháng day dứt ông, thúc giục ông viết nên những thiên truyện ngắn bất hủ về đề tài này.

Liêu Trai Chí Dị


       Bộ Liêu Trai bắt đầu được viết từ năm ông 20 tuổi, năm 40 tuổi mới thành và 50 tuổi mới hoàn chỉnh. Trong lời tựa tự viết lấy, ông tâm sự : "Mặc dù không có tài như Can Bảo (viết bộ sưu thần kí) nhưng rất thích sưu tầm chuyện thần ma, tâm tình giống như người xưa ở Hàng Châu (Tô Thức bị biếm trích về Hàng Châu) thích nghe chuyện quỉ. Nghe đến đâu là đặt bút ghi chép đến đấy, lâu ngày thành sách". Ông là tấm gương về một nhà giáo nông thôn biết tìm niềm vui trong việc sưu tầm và sáng tác.

      Ngoài bộ Liêu Trai viết bằng cổ văn hết sức điêu luyện, tác giả còn để lại khá nhiều thơ từ (sau in thành thi tập 6 quyển), bản văn (sau in thành văn tập 4 quyển) và 14 thiên hi khúc cùng 3 vở tạp kịch. Năm 1980 Bồ Tùng Linh được kỉ niệm như một danh nhân văn hóa thế giới.

*
      Liêu Trai tập hợp hơn 400 truyện ngắn viết về nhiều đề tài, đề cập đến nhiều nội dung khác nhau, nhưng chung qui có thể chia làm ba loại chính như sau :

      Loại thứ nhất, vạch trần chế độ chính trị đen tối, đả kích tham quan ô lại, cường hào ác bá, bênh vực những người lương thiên bị oan ức, bị chà đạp, bị bức hại. Tiêu biểu cho loại này có các truyện Xúc Chức, Tịch Phương Bình, Hướng Cảo... Ngoài ra còn có thể kể các truyện Hồng Ngọc, Thạch Thanh Hư, Đậu thị, Vương Giả, Tục Hoàng Lương... Truyện Xúc Chức (con dế) mặc dù kết thúc có hậu kiểu chuyện kể dân gian nhưng vẫn thể hiện đầy đủ số phận bi thảm của những người dân hiền lành, chất phác dưới nanh vuốt của vua quan phong kiến. Nguyên nhân dẫn đến cái chết oan uổng của đứa con trai nhân vật chính Thành Danh là thói đam mê chọi dế của nhà vua (Tuyên Đức nhà Minh). Vua thích chọi dế, bắt dân nộp dế dâng lên. Khó khăn lắm Thành Danh mới bắt được dế, nhưng thằng con trai 9 tuổi sơ ý để dế chạy mất, khi bắt lại được thì dế đã lòi ruột. Thằng bé sợ quá bỏ nhà trốn đi. Bố mẹ nó tìm khắp nơi và cuối cùng thấy xác nó nằm dưới giếng. Thú vui của kẻ thống trị tối cao được đổi bằng mạng một đứa trẻ ! Rồi để cứu gia đình hồn thằng bé hóa thành một con dế thật hay. Chọi thì thắng cuộc, được đem tiến cung và được ban thưởng rất hậu. Có thể nhà văn mượn kết thúc có hậu này để bày tỏ lòng đồng tình với số phận bi thảm của những người dân lương thiện, khích lệ họ tin tưởng vào cuộc sống, an ủi họ bởi triết lý "ở hiền gặp lành". Nhưng về khách quan, chi tiết này còn có ý nghĩa tố cáo sự tàn bạo của kẻ thống trị : chúng không chỉ dày xéo người dân ở kiếp này mà còn lăng nhục họ ở cả kiếp sau, dồn đuổi họ đến chỗ không còn con đường nào khác ngoài việc biến thành đồ chơi mua vui cho chúng.

       Nếu trong truyện Xúc chức nhà văn trực tiếp đả kích kẻ thống trị tối cao thì trong Tịch Phương Bình ông lại phê phán bộ máy quan lại tham ô tàn bạo. Cha Tịch Phương Bình là Tịch Liêm chỉ vì chống lại tên tài chủ họ Dương mà bị hãm hại. Tên này mua hết quan lại sai nha dưới âm phủ để đày đọa Tịch Liêm xuống âm ti. Khi Phương Bình hai lần bất chấp nguy hiểm xuống âm ti tìm cha thì chúng lại cấu kết với nhau tìm cách hãm hại anh ta. Ở đây, hoàn toàn không có công lý, không có chính nghĩa, đồng tiền chi phối tất cả. Lời buộc tội của Quán Khẩu Nhị Lang rất có ý nghĩa : "Ánh sáng của vàng bạc bao trùm mặt đất cho nên điện Diêm Vương tối tăm, hơi đồng tanh tưởi ngút trời làm cho trong thành không ngày nào là không có kẻ chết oan". Đó không chỉ là cảnh tượng ở âm ti mà cũng chính là cảnh tượng ở dương gian vậy.
....

Ebook truyện hay - Liêu Trai Chí Dị - Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc.

Liêu Trai Chí Dị - Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc
Nguồn từ: Cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



LIKE and Share this article: :

0 Response to "Liêu Trai Chí Dị - Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc"

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts