Tây Du Kí - Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc

Bạn có thể Xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc - 

Lương Duy Thứ 


Tây Du Kí


Một Tác Phẩm Lãng Mạn Độc Đáo

        Tây du ký ra đời vào những năm Gia Tỉnh Vạn Lịch triều Minh (thế kỷ 16). Tác giả là Ngô Thừa Ân (1500-1581 ?) con một nhà buôn nhỏ, học giỏi nhưng 43 tuổi mới đỗ "tuế cống sinh" làm thừa lại ở huyện nhưng "không bao lâu, nhục nhã vì phải vào luồn ra cúi mà phủi áo bỏ về"[1]. Tác phẩm chủ yếu của ông là Tây du ký được hoàn thành khi ông đã ngoài 70, sống cuộc đời nghèo túng ở quê nhà. Ông còn viết Vũ Đỉnh Chí, một bộ truyện chí quái và nhiều văn thơ, sau này được tập hợp tại thành Xạ Dương tiên sinh tồn cảo 4 quyển.

       Tây du ký bắt nguồn từ một câu chuyện có thật : nhà sư trẻ đời Đường là Trần Huyền Trang đã một mình sang Ấn Độ xin kinh Phật. Đường đi 5 vạn dặm, vượt qua 128 nước lớn nhỏ, đi về mất 17 năm trời. Câu chuyện có thật đó vốn đã mang mầu sắc huyền thoại và được truyền tụng rộng rãi trong dân gian. Lâu ngày nó trở thành truyền thuyết và được thần thoại hóa. Những nghệ nhân kể chuyện đời Tống phát triển thành những câu chuyện hoàn chỉnh, nay còn giữ lại trong cuốn Đại Đường Tam Tạng thủ kinh thi thoại. Đó là nền tảng đầu tiên của Tây du ký. Đến thời Nguyên lại xuất hiện bộ Tây du ký bình thoại viết dựa vào bản trên. Ngoài ra trong tạp kịch Kim Nguyên cũng xuất hiện một số vở về đề tài Tây du. Ngô Thừa Ân dày công thu thập truyền thuyết, dã sử, dựa vào tác phẩm vốn có, phát huy thiên tài sáng tạo, hoàn thành bộ truyện 100 hồi.


*

      Tây du phải chăng chỉ là chuyện hài hước mua vui như Hồ Thích nói ? Hoàn toàn không phải. Một tác giả suốt đời long đong lận đận, luôn luôn bất mãn với hiện thực, thường nói : "Trong lòng mài dũa dao trừ tà, buồn không đủ sức" (Nhị lang sưu sơn đồ ca)[2] nhất định không thể cặm cụi hoàn thành tác phẩm lớn của mình vào những năm cuối đời mà không nhằm mục đích nghiêm túc nào. Tác giả cũng không phải chỉ làm cái việc sưu tầm, sao chép truyền thuyết và dã sử để tiêu khiển. Từ chuyện Tây du trong truyền thuyết và thoại bản đến Tây du ký của Ngô Thừa Ân đã có nhiều thay đổi căn bản. Sự thay đổi ấy có thể thấy ở ba mặt sau :

      - Nhân vật Huyền Trang từ chỗ là nhân vật chủ yếu biến thành nhân vật thứ yếu ; ngược lại Tôn Ngộ Không từ địa vị nhân vật hộ tống biến thành nhân vật quyết định thành bại cuộc Tây du.

Tây Du Kí


       - Câu chuyện thỉnh kinh trở thành thứ yếu so với câu chuyện đấu tranh chiến thắng thiên tai nhân họa.

       - Tư tưởng thuận lòng, nhân sinh quan xuất thế trở thành thứ yếu so với tư tưởng phản nghịch, nhân sinh quan nhập thế.

       Rất rõ rằng nhà văn viết truyện Tây du là để gửi gắm một tâm sự, thể hiện một lý tưởng, bênh vực một quan niệm nhân sinh chứ quyết không phải chỉ là chuyện đùa vui giải trí khi nhàn nhã.

       Phải chăng "Tây du là điển hình một con người, Tam Tạng điển hình cho lý trí, Tề Thiên cho sức mạnh, Bát Giới cho dục vọng, Sa Tăng cho lười biếng. Bốn đức tính ấy họp thành con người mà đường đi thỉnh kinh là đường đời, lý trí điều khiển được cả" . Quan điểm này xem ra có chú ý đến nội dung tư tưởng, nhưng trên thực tế đã tách tác phẩm khỏi thời đại, khỏi bối cảnh xã hội cũng như hoàn cảnh cụ thể của nhà văn, bởi vậy, nó không giải thích nổi tia hồi quang của triều đại chuyên chế nhà Minh còn in đậm nét trong tác phẩm. Huống hồ Ngô Thừa Ân lại là người bất mãn sâu sắc với thời cuộc và thường mượn văn chương để bày tỏ tâm sự. Hiểu Tây du là con người với tất cả thói xấu và khả năng chiến thắng thói xấu của nó thì cũng chẳng khác gì khẳng định tác phẩm này không cần có quê hương, không cần có năm sinh tháng đẻ, nó treo lơ lửng trên mọi không gian và thời gian. Vả chăng, con đường thỉnh kinh mà tác giả mô tả đâu phải chỉ có cản trở là dục vọng và sự lười biếng ; thắng lợi của cuộc Tây du cũng đâu phải do một mình Tam Tạng quyết định. Cách hiểu này do đó vừa thoát ly hoàn cảnh sáng tác, vừa thoát ly nội dung cụ thể của tác phẩm. Đó là một lối suy diễn gượng ép, mang màu sắc xã hội học dung tục thường thấy trong các lời giới thiệu Tam quốc, Thủy hử, Tây du ở miền Nam dưới thời ngụy quyền Sài Gòn.

      Thực ra, nội dung tư tưởng của Tây du cũng không rõ ràng, dễ nhận thấy như Thủy hử. Nó được thể hiện quanh co kín đáo dưới hình thức ảo tưởng chứ không phải loạn tưởng, người đọc vẫn chấp nhận các hình tượng và từ đó có thể suy ra lý lẽ của tác giả. Cũng giống như Thủy hử, Tây du trước hết thể hiện sự bất mãn và phản kháng của tác giả đối với hiện thực đen tối thời Minh. Hai tác phẩm gần cùng thời này đều mượn chuyện lịch sử để phản ánh hiện thực xã hội. Thủy hử lấy chuyện bạo động của nông dân Tống làm đề tài, Tây du mượn chuyện nhà sư đời Đường đi tìm lý tưởng ở một xứ sở khác. Tác giả đã đả kích, châm biếm thậm chí lật nhào toàn bộ những thần tượng trong đời sống tinh thần của xã hội phong kiến, từ Ngọc Hoàng, Diêm Vương, Long Vương đến Nho Giáo, Đạo Giáo v.v… Mặt đối lập của tác phẩm vô cùng rộng lớn, tư tưởng phản nghịch của tác giả so với Thi Nại Am thì có phần sâu sắc hơn. Mặc dù với hình thức ảo tưởng, tác giả tránh được sự xung đột chính diện ; giai cấp thống trị nhà Minh với chính sách "ngục văn tự" khét tiếng, không tìm đâu ra lý do để đàn áp, nhưng nếu đem Thượng Đế, Diêm Vương, Long Vương, Thủy tổ Đạo giáo... mà phủ định hết thì cơ hồ mọi cái trong thiên hạ đều có thể phủ định được cả. Qua câu chuyện náo động thiên cung, địa phủ, long cung, các thế lực tối cao ở trên trời, dưới nước và dưới âm ti đều bị lật đổ, chỉ còn lại cung điện của hoàng đế trần gian là không hề bị đụng chạm. Nhưng lẽ nào vua ở trần gian lại giỏi hơn Ngọc Hoàng, Long Vương và Diêm Vương ? Lẽ nào người bất mãn với thiên đình, âm phủ, long cung lại vừa ý với triều đình ở trần gian ?  Tác giả có ý dành một khoảng trống và đặt vào đấy một dấu hỏi vĩ đại bắt mọi người phải trả lời.

      Nhưng không phải chỉ có thế. Ở nhiều chỗ trong tác phẩm, dấu hỏi vĩ đại đó đã có được câu trả lời. Tác giả giành 7 hồi đầu để ca ngợi hành vi nổi loạn của Tôn Ngộ Không, dẫn dắt mọi người đến kết luận : chỉ có phản kháng, đấu tranh mới giải quyết được tình trạng bất công ngang trái. Tôn Ngộ Không nêu khẩu hiệu : Thay nhau làm vua, sang năm đến lượt ra. Nếu trên lịch sử Trung Quốc không có những cuộc khởi nghĩa nông dân qui mô to lớn, có lúc đã lật nhào một triều đại thì không thể tưởng tượng nổi một Tôn Ngộ Không với khẩu khí ngang tàng như vậy. Đó cũng chính là tiếng vang động của phong trào nổi dậy của nông dân đời Minh. Thực tế, từ Minh Hiếu Tông đến Minh Thần Tông biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra và nhất định có ảnh hưởng đến tác giả. Mới nhìn qua tưởng dân qui mô to lớn, có lúc đã lật nhào một triều đại thì không thể tưởng tượng nổi một Tôn Ngộ Không với khẩu khí ngang tàng như vậy. Đó cũng chính là tiếng vang động của phong trào nổi dậy của nông dân đời Minh. Thực tế, từ Minh Hiếu Tông đến Minh Thần Tông biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra và nhất định có ảnh hưởng đến tác giả. Mới nhìn qua tưởng như Tôn Ngộ Không quấy phá bừa bãi không có lý do rõ rệt. Kì thực đâu phải vậy[3]. Bằng hình thức quanh co tác giả cho chúng ta thấy nguyên do nổi loạn là hiện thực đen tối, vua quan thối nát. Thái độ của Ngọc Hoàng, Thượng đế đối với Tôn Ngộ Không là một ví dụ. Vừa nghe lời tâu thiên vị của Long Vương và Địa Tạng Vương, đã lật đật hạ chỉ đánh dẹp. Đến chừng nghe Thái Bạch Kim Tinh phân tích có lý lại xuống chiếu chiêu an, phong cho Tôn Ngộ Không chức Bật Mã Ôn hữu danh vô thực để cầm chân làm sai dịch. Đến khi Tôn nổi giận bỏ về Hoa Quả Sơn. Thượng đế sai binh tướng đánh dẹp không nổi, bất đắc dĩ lại phải phong làm "Tề Thiên Đại Thánh". Thái độ hẹp hòi, mềm nắn, rắn buông đó có khác gì thái độ của vua nhà Minh đối với viên thừa lại một huyện nhỏ như Ngô Thừa Ân. Rồi sao Mộc Lang xuống trần bắt gái nơi cửa Phật thì các đệ tử đòi tiền hối lộ. Đó là hiện thực nơi thiên cung, nơi cửa Phật, cũng là hiện thực dưới triều Minh. Trong tác phẩm tác giả còn mô tả vô vàn ma quỉ, thú dữ, trùng độc. Chúng đều mang dáng dấp con người. Nhờ tu luyện có con biến thành quân tử, có con biến thành mỹ nữ, có con biến thành nhà thuyết giáo. Đó chính là hình ảnh khúc chiết của bọn cường hào, ác bá, quan lại trong đời sống hiện thực.
...

Ebook truyện hay - Tây Du Kí - Một Tác Phẩm Lãng Mạn Độc Đáo

Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc - Tây Du Kí
Nguồn từ: Cleverstore.vn

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



LIKE and Share this article: :

0 Response to "Tây Du Kí - Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc"

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts