Kim Bình Mai và giá trị hiện thực của nó

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung 

Quốc - Lương Huy Thứ

Chương VII:

Kim Bình Mai và giá trị hiện thực của nó

        Trong quá trình giao lưu văn hóa Việt Trung, do nhiều nguyên nhân, có những mảng văn hóa, những tác phẩm văn học nổi tiếng ở Trung Quốc và cả trên thế giới mà lại rất xa lạ với người Việt Nam, Kim Bình Mai là một ví dụ. Tác phẩm này từ thế kỷ trước đã được dịch ra tiếng Pháp rồi tiếng Anh, tiếng Đức cùng một lúc với các truyện Ngọc Kiều Lê [1] , Bình Sơn, Lãnh Yến và Hảo Cầu truyện [4] . Ba tác phẩm sau, nói như Lê Tấn, "nổi tiếng ở nước ngoài hơn ở trong nước" có lẽ bởi vì qui mô vừa phải của nó, cũng có thể bởi vì nó đề cập đến đề tài tình yêu và hôn nhân là đề tài muôn thuở thích hợp với mọi người (chứ không rối rắm như chuyện lịch sử Trung Quốc chẳng hạn). Có điều, những tác phẩm này tuy có ít nhiều sáng tạo nhưng vẫn chưa đi xa hơn truyện tài tử giai nhân nhan nhản thời bấy giờ là bao. Còn như Kim Bình Mai thì xôn xao dư luận một thời. Tác phẩm 100 hồi này đã kéo dài câu chuyện dan díu giữa Tây môn Khánh và Phan Kim Liên trong Thủy hử ra, miêu tả tỉ mỉ chi tiết và không hề bình luận về cuộc sống hoang dâm vô độ, những ngon ăn chơi phóng đãng của Tây Môn Khánh với ba người vợ cũ và ba người vợ mới cưới (thê hoặc thiếp) là Kim Liên, Bình Nhi, Xuân Mai cùng mười tên du côn kết nghĩa cho đến khi bất đắc kỳ tử và tan hoang cả giòng họ.

       Ngay sau khi ra đời, Kim Bình Mai đã làm náo động văn đàn. Người ta đua nhau khắc in, sao chép. Người thì ghép Kim Bình Mai với Thủy hử gọi là ngoại điển, người thì ghép với cả Tây du gọi là "tam đại kỳ thư". Văn đàn náo động đến mức nổ ra một cuộc tranh luận về "chủ ý" (ngày nay gọi là chủ đề tư tưởng) của cuốn truyện.

      Người thì quả quyết tác giả cuốn truyện là Vương Thế Trinh. Cha Vương Thế Trinh bị cha con tể tướng Nghiêm Cao, Nghiêm Tung hãm hại, nên ông làm sách để chửi ngầm. Nghiêm Tung hồi nhỏ tên là Khánh (cùng tên với nhân vật chính Tây Môn Khánh) hiệu là Đông Lâu (Tây môn đối với Đông Lâu).

      Có người viết hẳn một cuốn sách (Ngô Hám : Độc sử hạp ký) khảo cứu tường tận các nhân vật để đi đến cái thuyết gọi là "khổ hiếu" (gian khổ báo hiếu) nói rằng cha Vương Thế Trinh bị tên nịnh thần Đường Thuận Chi dèm pha với Nghiêm Tung mà bị hại. Để báo thù cho cha. Thế Trinh đóng cửa ba năm, soạn ra truyện Kim Bình Mai cực kỳ hấp dẫn đem dâng Thuận Chi. Tên này có thói quen thấm nước miếng vào đầu ngón tay để giở sách. Thế Trinh ngầm tẩm thuốc độc vào từng trang sách. Thuận Chi trúng độc mà chết.

      Cái thuyết "khổ hiếu" này do một số nhà nho nổi tiếng đề ra nên thống trị dư luận xã hội có đến 300 năm .

      Cách khảo cứu "xã hội học dung tục" nói trên, cũng giống như trường hợp Hồng Lâu Mộng sau này (ví như coi nhân vật Bảo Ngọc là con trai tể tướng Minh Châu, Đại Ngọc là nàng Nhi Đổng Ngạc... hay coi Giả là ngụy, Giả phủ là ngụy triều v.v...) chẳng có.

      căn cứ gì vững chắc và do đó không đem lại một kết luận nào có giá trị.

      Đến Thanh, nhà học giả Thẩm Đức Phù gán cho Kim Bình Mai cái tội "dâm thư", "răn một mà dục mười" (phúng nhất nhi khuyến bách) rồi hốt hoảng kêu lên : "Loại sách này nếu khắc in ra rồi nhà nhà truyền đọc, làm hư hại tâm thuật con người, sau này xuống âm phủ diêm vương truy cứu nguồn cơn, biết nói làm sao ?" (Dã hoạch biên quyển 25) .

      Sang đời Khang Hy, bộ Khang Hy từ điển làm theo lệnh vua (ngự chế) đã tuyên án cuốn truyện là "dâm thư" (sách khiêu dâm) và giải thích : "Người làm sách này, trong nỗi đau cùng đường, không có nơi thố lộ, bèn viết ra một chuyện chăn gối quái quỉ để tiêu khiển" (Đệ nhất kỳ thư quyển thủ). Thế là từ đó cuốn truyện bị liệt vào loại "dâm thư".

      Người Việt Nam không biết Kim Bình Mai có thể vì nó là sách cấm, không được giao lưu. Nhưng có điều này cần nói. Trong hằng hà sa số tiểu thuyết Minh Thanh, các cụ nhà ta qua những lần đi sứ đã chọn mấy cuốn rất mới mẻ, không nổi tiếng đối với người Trung Quốc, nhưng lại thấm đượm tinh thần dân chủ và mang màu sắc hiện đại trong quan hệ tình yêu và tình dục, đó là Kim Vân Kiều truyện của một ông tài nhân nào đó không chịu ký tên, Ngọc Kiều Lê, cũng của vô danh thị và còn có thể kể Tây Sương ký môt thời cũng bị gọi là "dâm thư". Đặc biệt là Kim Vân Kiều truyện không hề được nhắc đến trong bất kỳ bộ lịch sử văn học nào ở Trung Quốc, nhưng qua bàn tay sáng tạo thiên tài của Nguyễn Du đã trở thành nổi tiếng khắp thế giới được đưa vào tủ sách Hoa sen của Hội nhà văn Á Phi. Cũng nhờ Nguyễn Du mà nàng Kiều sau bao năm lưu lạc mới có điều kiện trở về thăm quê hương bản quán . Có điều ở đây chỉ muốn nhấn mạnh cảm quan dân chủ của các cụ nhà ta, các cụ tuy cũng được đào tạo trong "cửa Khổng sân Trình" nhưng là những nghệ sĩ chân chính với cảm quan nhân đạo và dân chủ thật mạnh mẽ.

      Trở lại vấn đề Kim Bình Mai dâm hay không dâm ? Lỗ Tấn viết :

      "… Nói sách này làm ra [2]cốt để tả cái bọn trai dâm gái đĩ ở nơi đô hội thì tuyệt nhiên không phù hợp, vì lẽ Tây Môn Khánh vốn là con nhà gia thế, thuộc hàng thân sĩ, không những giao du trong đám quyền quí mà cả trong bọn trí thức, nho sĩ ; cho nên viết ra chuyện này là để chửi hết bất kỳ hạng người nào, chứ không phải chỉ độc miêu tả, độc dùng ngòi bút mà chửi bới ngôn ngữ hành vi của bọn hạ lưu..."

Kim Bình Mai và giá trị hiện thực của nó


      Lại viết :

      "… Cho nên đứng về mặt văn tự cũng như ý tưởng mà xem xét Kim Bình Mai thì không ngoài việc miêu tả thế cố nhân tình, nói cho hết cái thật, cái giả, lại nhân đời suy, mất hết kỉ cương mà phác ra lời buồn khổ nghe rất nặng nề bức thiết, song cũng pha tạp không ít những lời lẽ nhảm nhí thô bỉ thói thường. Về sau có kẻ lược bớt phần văn vẻ, chỉ chuyên chú vào cái thời thượng, người ta bèn nhân đó mà gán cho cái tên "dâm thư". Song sách đó đương thời đúng là sách thời thượng. Thời Thành Hóa, phương sĩ Lý Tư và nhà sư Kế Hiểu nhờ dâng phương thuật dùng trong buồng the mà được cất nhắc, đến khoảng Gia Tĩnh, Đào Trọng Văn nhờ tiến loại chì đỏ (son tô môi - LDT) mà được vua Thế Tông quí trọng, làm đến chức Đặc Tiến quang lộc đại phu trụ quốc, thiếu sư thiếu phó thiếu bảo, lễ bộ thượng thư cung thành bá. Thế là cái phong khí đồi bại lây lẫn ra cả bọn sĩ phu. Quan Đô ngự sử Thịnh đoan, quan bố chánh sứ tham nghị Cố khả học đều nhờ đỗ tiến sĩ mà nên gia nghiệp, thế mà vẫn phải mượn cái thu thạch phương để lên chức cao. Nháy mắt được sang giàu, trò đời ai cũng mong muốn, cho nên những kẻ cầu may bèn dốc hết trí tuệ sức lực để tìm kiếm những phương thuốc hay, những phép thuật kì lạ, rồi dần dần xã hội cũng không còn coi việc bàn chuyện thuốc thang phép thuật trong chốn buồng the là xấu hổ nữa. Phong khí đã biến đổi, tràn lan đến cả bọn nhà văn, cho nên từ khi các phương sĩ được tiến cử và tin dùng thì các bài thuốc được đưa ra rất nhiều, lòng yêu tà nổi lên khá mạnh, mà tiểu thuyết cũng nói nhiều hơn về thần ma, lại cũng nói luôn đến cả chuyện chăn gối nữa. Song Kim Bình Mai thì do tác giả là người có tài văn chương nên tuy trong truyện có xen lẫn những lời thô bỉ nhưng những chỗ hay chỗ tốt vẫn có và không bị ảnh hưởng nhiều".
....

Ebook truyện hay - Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc - Kim 

Bình Mai và giá trị hiện thực của nó.


Để Hiểu 8 Bộ Tiểu Thuyết Cổ Trung Quốc - Kim Bình Mai và giá trị hiện thực của nó
Nguồn từ: Cleverstore.vn


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


LIKE and Share this article: :

0 Response to "Kim Bình Mai và giá trị hiện thực của nó "

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts