Thiến Gà Thiến Heo - Điển Hay Tích Lạ.

Ebook tiếng Việt miễn phí | Ebook truyện hay | Ebook truyện kiếm hiệp

Điển Hay Tích Lạ - Nguyễn Tử Quang

Thiến Gà Thiến Heo.

        Hoa Đà tự Nguyên Hóa, người ở Tiêu Quận, đất Bái đời Tam Quốc (220-264) có tài chữa bịnh linh diệu trên đời. Ai mắc bịnh cần đến thì, hoặc cho thuốc, hoặc mổ chích, hoặc châm cứu, động tay vào là khỏi ngay.

        Ai đau lục phủ ngũ tạng khó chữa, ông cho uống một thang ma phế làm người bịnh mê man như chết, rồi dùng dao nhọn bén mổ bụng ra, lấy thuốc tẩy rửa tạng phủ, người bịnh chẳng đau đớn gì cả. Tẩy rửa xong, lấy kim chỉ khâu lại và rịt thuốc vào, sau một tháng hoặc vài mươi ngày là người bịnh bình phục. Chữa bịnh gì cũng tài tình như thế. Thật xứng danh là một thần y, được xem ngang hàng với Biển Thước đời Chiến Quốc.

        Tào Tháo, chúa nước Ngụy, đau đầu óc như búa bổ, không sao chịu nổi, vội truyền chỉ thị khắp nơi tìm thầy thuốc giỏi về chữa. Nhưng chữa mãi không thuyên giảm chút nào, Tháo đau đớn dữ dội. Bấy giờ có người giới thiệu Hoa Đà. Tháo cho mời đến. Chẩn mạch xong, Hoa Đà nói:

        - Đại vương đau đầu là vì nhiễm phải gió độc. Gốc bịnh ở trong màng óc nên rải gió không thoát ra được, dùng thuốc cũng uổng mà thôi. Tôi có phép này chữa được, trước hết đại vương uống thang ma phế cho mê đi, rồi tôi dùng búa sắt bổ tách xương sọ, rạch vào màng óc lấy cái rải gió ra, thế mới trừ tuyệt nọc được.

        Tháo nghe qua, giựt mình trố mắt rồi bỗng đùng đùng nổi giận quát:

        - Ngươi muốn giết ta phải không?

        Hoa Đà dù biện bạch tài nghệ công hiệu thế mấy nhưng Tháo vẫn đa nghi, cho Đà là tay sai của địch muốn mưu hại mình nên thét tả hữu bắt Hoa Đà giam vào ngục, quyết tra hỏi cho ra.

        Hoa Đà bị giam, có người lính ngục họ Ngô trông coi, người quen gọi là Ngô áp ngục. Người này ngày ngày đem cơm rượu vào cung phụng Hoa Đà. Đà cảm ơn mới bảo rằng:

        - Tôi sắp chết. Chỉ tiếc bộ sách Thanh Nang chưa truyền ra đời. Nay cảm thấy lòng tốt quý của ông, chẳng biết lấy gì báo đáp, vậy tôi viết bức thư này, ông cứ cho người đem đến nhà tôi lấy quyển "Thanh Nang" về đây. Tôi xin tặng để ông nối lấy nghề thuốc.

        Ngô áp ngục mừng rỡ nói:

        - Nếu được bộ sách ấy, tôi sẽ bỏ nghề này, đi khắp thiên hạ chữa bịnh giúp người để truyền cái đức của tiên sinh.

        Đà liền viết thư trao cho Ngô áp ngục nhờ người đến thẳng quê nhà, hỏi vợ Hoa Đà lấy bộ Thanh Nang đem về ngục. Hoa Đà cầm lấy, dò lại từng chương đầy đủ liền đưa tặng ngay ân nhân. Ngô áp ngục đem về cất kỹ.

        Qua mười ngày sau, Hoa Đà chết trong ngục.

        Ngô áp ngục mua quan tài khâm liệm chu đáo. Chôn cất Hoa Đà xong, liền bỏ nghề lính ngục, lòng khoan khoái trở về nhà, mong đem bộ Thanh Nang ra học để làm nghề thuốc.

        Nhưng ...

Thiến Gà Thiến Heo

        Hỡi ôi! Về đến cổng, Ngô thấy mụ vợ đương đem sách ra đốt. Ngô hoảng hốt, vội chạy sấn vào giằng lấy, nhưng sách đã cháy gần hết, chỉ còn được vài tờ. Ngô tức giận mắng vợ thì mụ vợ nói:

        - Nếu mình có học được giỏi như Hoa Đà rồi cũng chẳng qua đến chết trong lao tù mà thôi! Quý báu gì cuốn sách này?

        Ngô chép miệng thở dài, tiếc ngẩn người ra một hồi rồi cũng đành chịu.

        Vì thế bộ sách "Thanh Nang" không được truyền đến đời sau. Chỉ còn ít thuật nhỏ như thiến gà, thiến heo, chính là do ở vài chương còn lại.
....

Ebook truyện hay - Thiến Gà Thiến Heo - Điển Hay Tích Lạ.

Thiến Gà Thiến Heo - Điển Hay Tích Lạ.
Nguồn từ: Cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


LIKE and Share this article: :

Nhạc Lão Tam - Các Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Kim Dung.

Các Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Kim Dung - Trần Mặc

Nhạc Lão Tam.

Danh Nhân Không Tên.

        Nói đến bộ tiểu thuyết Thiên long bát bộ, mà không nhắc tới Nam hải ngạc thần Nhạc Lão Tam thì coi như chưa nói. Gì thì gì chứ Nhạc Lão Tam cũng là một vị danh nhân võ lâm.

        Dân gian Trung Quốc có câu "Đại trượng phu nếu không để lại tiếng thơm trăm đời, cũng phải lưu tiếng xấu vạn năm". Tôi nghi các nước khác cũng có câu ngạn ngữ tương tự, nếu không tại sao có người ám sát tổng thống nước họ chỉ vì muốn lưu danh trong sử sách? Có điều là về phương diện này, Trung Quốc chúng ta có nền văn minh năm ngàn năm, lịch sử quá dài. Nam hải ngạc thần Nhạc Lão Tam là một điển hình. Để được nổi tiếng, hắn không từ bất cứ thủ đoạn nào, bất cứ giá nào. Không làm được người tốt, người hiền, hoặc tự biết làm người tốt chưa đủ để lừng danh, hắn bèn quyết ý làm kẻ ác, do đó hắn được xếp thứ ba, và chút nữa thì đứng thứ hai, trong số "Thiên hạ tứ đại ác nhân".

Nhạc Lão Tam - Thiên Long Bát Bộ

       Ba chữ "Nhạc Lão Tam" thực ra không phải là tên riêng. Song không thể gọi hắn là kẻ vô danh, mà chỉ có thể nói hắn là "một danh nhân không có tên". Nói như vậy hơi mâu thuẫn, song rất đúng với tính cách của Nam hải ngạc thần Nhạc Lão Tam.

I
       Nói đến Nhạc Lão Tam, tên riêng không biết, lai lịch do đó cũng chẳng rõ. Chỉ có cái ngoại hiệu "Nam hải ngạc thần" đầy hung thần ác sát để xếp Nhạc LãoTam vào vị trí thứ ba trong bốn đại ác nhân trong thiên hạ. Song ngay từ đầu hắn đã không cam chịu xếp thứ ba, chỉ muốn ngoi lên hàng thứ hai, thành Nhạc Lão Nhị.Hắn không chỉ muốn trở thành Nhạc Lão Nhị, mà còn đòi người khác phải gọi hắn là Nhạc Lão Nhị. Gia nhân Tiến Hỷ Nhi của Vạn Kiếp cốc chủ Chung Vạn Cừu cung kính đón tiếp hắn, chào hắn, gọi hắn là "Tam lão gia", không ngờ bị hắn cho một đòn gục ngay xuống đất, chỉ vì "Ta là Nhạc Lão Nhị, sao ngươi lại gọi là Tam lão gia? Ngươi có ý coi thường ta phải không?" (Xem Thiên long bát bộ).

       Rồi hắn hỏi Tiến Hỷ Nhi, có phải trong bụng nghĩ hắn là một nhân vật đại ác, không thể nào ác hơn hay chăng, Tiến Hỷ Nhi trả lời : "Nhị lão gia là người tốt đến vô cùng, không có tí ác nào". Kết quả là bị hắn bẻ gãy cổ. Thì ra, đối với Nhạc Lão Tam, ác hay không ác là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Hắn rất thích được mọi người coi hắn là nhân vật đại ác không thể nào ác hơn. Xem ra tên hung thần ác sát này quả nhiên danh bất hư truyền. Những việc hắn làm khiến người ta không thể hiểu nổi, không thể tha thứ.

       Khi chúng ta cùng với Đoàn Dự gặp Nhạc Lão Tam, thấy cái đầu to tướng của hắn, cặp mắt thì nhỏ như hạt đỗ tằm, nửa thân trên vạm vỡ, nửa thân dưới teo tóp, chiếc áo dài tới gối may bằng loại gấm thượng hạng, cái quần thì bằng vải thô bẩn thỉu, "hình tướng ngũ quan, chân tay thân thể, cách ăn mặc, tất cả đều không thỏa đáng đến mức tột cùng" (Xem Thiên long bát bộ), thì chúng ta sẽ phát hiện hình tượng và tính cách của Nhạc LãoTam khác xa sự tưởng tượng của chúng ta. Nói thẳngra, kẻ diện mạo xấu xí, võ công cao cường, hành vi thô bạo này tính nết rất ngay thẳng, đầu óc giản đơn, chưa hẳn là một kẻ xấu thật sự. Có thể nói hắn là một nhân vật châm biếm.

       Nói Nhạc Lão Tam chưa hẳn là một kẻ xấu thật sự, đương nhiên là có căn cứ. Nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy Nhạc Lão Tam cũng có không ít ưu điểm. Thứ nhất, hắn có một thói quen rất hay, ấy là ưa nói lý lẽ. Chỉ cần hắn nói "Lời này kể cũng có lý thế là có thể thương lượng với hắn xong xuôi, êm thấm rất nhiều việc. Một người thích nói lý, hoặc muốn nghe lý lẽ, thì không đến nỗi đại ác; bởi vì kẻ xấu hoặc kẻ ác thường thường không ưa nói lý lẽ, mà sẽ chuyên vi phạm lẽ phải và đạo đức. Nhạc Lão Tam rõ ràng không thuộc hạng như vậy. Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh gợi ra ưu điểm thứ hai của Nhạc Lão Tam, ấy là hắn có khả năng kiên trì một nguyên tắc, không giết nữ nhân đang bị thương, tiến tới không giết người nào hoàn toàn không có khả năng đánh trả, nếu không sẽ là con rùa đen khốn kiếp. Nhạc Lão Tam quyết không làm con rùa đen khốn kiếp, một kẻ như thế cũng không đến nỗi quá đáng sợ, không đến nỗi không thể ở gần. Không lâu, chúng ta còn phát hiện ưu điểm thứ ba của Nhạc Lão Tam, ấy là kẻ biết giữ chữ tín. Nguyên nhân cũng đơn giản, theo hắn, nói không giữ lời là con rùa đen khốn kiếp, mà Nhạc Lão Tam có thể làm người ác, chứ quyết không muốn làm con rùa đen khốn kiếp. Do đó, có khi việc giữ chữ tín gây khổ sở cho hắn, nhưng hắn vẫn cố giữ. Kể ra, không muốn làm con rùa đen khốn kiếp cung là ưu điểm thứ tư của Nhạc Lão Tam. Một người còn chút liêm sỉ, không thừa nhận, cũng không muốn làm con rùa đen khốn kiếp, thì sẽ không phải là kẻ xấu hoàn toàn. Nhạc Lão Tam còn có ưu điểm thứ năm, là có con mắt tinh đời. Khi mà người trong giang hồ không một ai phát hiện Đoàn Dự có năng khiếu luyện võ, thì Nhạc Lão Tam là người phát hiện khả năng của Đoàn Dự, tuy hắn nói đấy là dựa vào việc thấy xương đầu của Đoàn Dự giống như hắn, lý do này hơi miễn cưỡng, song bất kể thế nào, cũng phải coi việc hắn phát hiện Đoàn Dự là có con mắt tinh đời, là một ưu điểm. Nhạc Lão Tam còn có ưu điểm hiếu học. Ví dụ, khi hắn bị Tiêu Phong ném xuống hồ nước, hắn còn muốn hỏi đấy là môn võ công gì. Diệp Nhị Nương giục hắn mau mau, thì hắn nói : "Ta để cho người ném xuống hồ, người dùng thủ pháp gì ta cũng không biết, chẳng hóa ra nhục quá hay sao? Vậy thì phải hỏi cho rõ cái đã". (Xem Thiên long bát bộ).

       Khi Nhạc Lão Tam hùng hổ tìm đến Mộc Uyển Thanh để báo thù cho đệ tử duy nhất của hắn là Tôn Tam Bá bị Mộc Uyển Thanh giết, chỉ vì Mộc Uyển Thanh và Đoàn Dự nắm được các ưu điểm của hắn, mà hắn phải từ bỏ ý định báo thù cho đồ đệ, đã thế, còn muốn Đoàn Dự bái hắn làm sư phụ. Từ đó trở đi, mỗi khi trên giang hồ gặp Đoàn Dự, Nhạc Lão Tam đều không dám thất lễ sư đồ. Chuyện Nhạc Lão Tam là câu chuyện truyền kỳ giang hồ khiến người ta dở khóc dở cười.
....

Ebook truyện kiếm hiệp - Nhạc Lão Tam - Các Nhân Vật Trong 

Tiểu Thuyết Kim Dung.

Nhạc Lão Tam - Các Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Kim Dung.
Nguồn từ: Cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


LIKE and Share this article: :

Vạn Lý Tìm Chồng - Điển Hay Tích Lạ.

Điển Hay Tích Lạ - Nguyễn Tử Quang

Vạn Lý Tìm Chồng.

        Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở. Vốn con nhà danh giáo, từ nhỏ đã hấp thụ đạo đức, thư hương theo tinh thần gia phiệt.

        Mạnh Khương kết hôn được ít lâu thì nhằm lúc vua Tần mưu tính một công cuộc kiến trúc vĩ đại. Nguyên sau khi thôn tính xong sáu nước: Yên, Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở, Thủy Hoàng muốn bảo vệ ngai vàng và phòng ngừa cuộc xâm lăng của bọn Hung Nô ở miền Bắc, mới truyền xây Vạn Lý Trường Thành để làm biên giới từ Lũng Tây ở mạn tây đến Liêu Đông ở mạn đông. Thành cao từ 15 đến 30 thước, chân rộng 25 thước, dài 3600 cây số. Cứ từng quãng lại có cửa ải đồ sộ.

Mạnh Khương Nữ - Vạn Lý Tìm Chồng

        Thủy Hoàng đặt công trình lớn lao ấy dưới quyền chỉ huy của đại tướng Mông Điềm và dưới sự kiểm soát của Thái Tử Phò Tô. Nhà vua truyền huy động đến 30 vạn nông dân để xây trường thành, lại dùng đến 50 vạn người bắt làm binh phòng giữ miền Lĩnh Nam. Ngoài ra hơn 70 vạn người bị cung hình (bị cắt sinh thực khí) chia đi làm cung A Phòng, hoặc xây lăng ở Ly Sơn.

        Vua truyền huy động đến hàng triệu thanh niên từ 18 đến 45 tuổi đi sưu dịch. Những người này không biết bao giờ mới trở về hay không chắc có ngày trở về nữa. Vì thế, trong nhân dân, vợ khóc chồng, mẹ khóc con vô cùng thảm não.

        Chồng nàng Mạnh Khương phải tuân lịnh nhà vua. Cha chồng đã mất để lại mẹ chồng, Mạnh Khương phải thay thế chồng phụng dưỡng mẹ và dưỡng dục con thơ. Nhà ngày suy sụp, nàng phải giã gạo, quay tơ để mưu sinh. Đối với mẹ chồng, nàng vẫn làm tròn nhiệm vụ của một người dâu thảo.

        Phần nỗi già, phần thương nhớ con, bà mẹ phát bịnh nặng rồi qua đời. Mạnh Khương phải lo cư tang báo hiếu. Đằng đẵng mấy năm trường trông đợi chồng nhưng bặt vô âm tín. Nghe được tin đồn ở miền bắc, vì tuyết sương lạnh lẽo, vì công việc quá khó nhọc nên có nhiều người ốm chết, Mạnh Khương thương chồng nên nhất định đến tận ải quan, mong tìm chồng để an ủi, giúp đỡ, san xẻ gánh nặng. Nàng gởi con cho người thân rồi ra đi.

       Nàng theo đường vạn lý. Từ miền hộ Động Đình nước Sở lên phía bắc đến kinh đô Hàm Dương. Nàng lại nghe đồn: bọn người sưu dịch đã lên vùng tây bắc, nên lại đi từ miền sông Hán Thủy đến dãy núi Tần Lĩnh về hướng tây, đoạn theo dòng sông Tất Xuyên mà đi thẳng lên phía bắc. Trải qua bao cảnh nắng mưa, sương gió, tuyết, nhưng nàng vẫn không nản lòng. Đến sông Hắc Thủy và bến Mã Lan, bị bùn lầy quá nhiều làm chậm bước tiến. Nàng lại men theo mé trường thành, thẳng về hướng đông. Hỏi han từng người, nhưng nàng vẫn thất vọng, vì chẳng ai biết được tin chồng của nàng.

       Cuối cùng, Mạnh Khương đến một bãi sa mạc ở miền đông. Giữa lúc ấy, bỗng mây đen vần vũ phủ nhuộm u ám cả bầu trời. Gió bắc thổi giật giọng từng cơn vô cùng lạnh lẽo. Ngựa từ đâu lại cất tiếng hí vang những giọng thảm thê bi đát. Trước mặt nàng lại bày ra một đống xương trắng ngổn ngang, ghê rợn.

       Trước cảnh tượng, nàng hỏi: "Có lẽ chồng ta đã thác mất rồi mà thác ở đây chăng?" Và, nàng lại, nghĩ thêm: "Có lẽ phần anh linh của chồng báo điềm lạ cho nàng". Nàng bèn khấn vái vong linh của chồng và cầu Hoàng Thiên phò hộ: nếu chồng nàng thác rồi thì xin cho một biểu hiệu để biết. Đoạn, nàng cắn móng tay, rỏ máu vào những đống xương.

        Từ đống xương này cho đến đống xương khác, mãi đến khi nàng rỏ một giọt máu vào chiếc đầu lâu nọ, thì chiếc đầu lâu lại thấm máu và đỏ rực lên. Nàng hiểu ngay đấy là dấu hiệu Trời cho biết đây là hài cốt của chồng. Nàng liền ôm chầm lấy ngay bộ xương, khóc lóc thê thảm suốt cả ba ngày đêm.

       Câu chuyện này thấu đến tai thái tử Phò Tô, con trưởng của Tần Thủy Hoàng và đại tướng Mông Điềm, lúc bấy giờ đương đóng đại bản doanh tại đất Lư Long, một ải quan trong tỉnh Hà Bắc ngày nay. Rồi cả hai cấp tốc sai người đánh xe đến Trác Lộc, chỗ của nàng Mạnh Khương đương khóc. Thái tử Phò Tô gọi nàng hỏi chuyện và tìm hiểu căn do nỗi oan ức của nàng. Nàng bây giờ đã kiệt sức, phều phào thưa:

        - Vì chồng tôi đã chết nơi biên thùy, tôi cũng xin chết theo để được cùng nhau họp mặt ở suối vàng!

        Nói xong, nàng nghẹn ngào, hấp hối, ngã quỵ rồi tắt thở. Đồng thời một dãy tường mới xây sụp đổ theo!

        Nghe chuyện bi thảm và xem cảnh hãi hùng, hai người nao nao cảm động. Cả đến tướng sĩ và dân phu đều thương xót mà rưng rưng nước mắt.

        Thái tử Phò Tô hạ lịnh hành lễ mai táng. Lễ truy tặng phẩm hàm Tả Tướng quân cho Phạm Thực và truy phong tước hiệu Trinh Phu Nhân cho Mạnh Khương. Phò Tô truyền chôn hai cỗ săng vào một cánh cửa Sơ Hải quan chừng 8 dặm, cách ven Bột Hải chừng một dặm (dặm: 576m).

        Thấy việc hiển linh lạ lùng, người ta lập gần nơi nầy một miếu đá gọi là "Khương Nữ Tử". Đời sau, tại Cổ Bắc khẩu, tỉnh Hà Bắc và ở Lộ An, tỉnh Sơn Tây, người ta cũng có dựng miếu đặt cùng một tên ấy. Vì sùng mộ nhân đức của nàng, những bá tính xa gần thường đến chiêm bái.

       Đời nhà Tây Hán (206-25), nhà Đông Hán (25 trước D.L.-220 sau D.L.), nhà Ngụy (220-265), mộ nàng Mạnh Khương được triều đình lập cho nhiều bia đá.

      Sang đời nhà Minh (1368-1644), miếu của nàng được trùng tu vẻ vang.
....

Ebook truyện hay - Vạn Lý Tìm Chồng - Điển Hay Tích Lạ.

Vạn Lý Tìm Chồng - Điển Hay Tích Lạ.
Nguồn từ: Cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ebook tiếng Việt miễn phí | Ebook truyện hay | Ebook truyện kiếm hiệp

LIKE and Share this article: :

Bản Đồ Cách Đồng Hoang Nazca - Bí Ẩn Mãi Mãi Là Bí Ẩn.

Bí Ẩn Mãi Mãi Là Bí Ẩn - Nhiều Tác Giả

Bản Đồ Cách Đồng Hoang Nazca.

         Ở cao nguyên Peruandis có một thung lũng tên là Palpa. Thung lũng này là một vùng đất bằng phẳng, trên mặt đất phủ một lớp đá như loại sắt bị rỉ. Vào một buổi sáng những năm đầu 70 của thế kỷ XX, một chiếc máy bay chụp ảnh của Mỹ đã cất cánh, nó bay theo hướng Nam của Thái Bình dương, bay qua quần đảo Chinchard, qua cả cao nguyên Acka và đảo hai vòng ở cảng Cabarries; sau đó bay thẳng theo hướng đông, về hướng lục địa nơi có trùng trùng điệp điệp núi non vây qanh. Và kìa, bên dưới máy bay xuất  hiện cánh đồng hoang Nazca. Và chính lần bay này người ta đã phát hiện ra một “đường băng” đặc biệt kỳ lạ.

Bản Đồ Cách Đồng Hoang Nazca

          “Đường băng” này bắt đầu từ mặt đất chạy dài lên triền núi. Mặt đường phẳng và rộng, khi thì nó đi qua vùng đất còn hoang sơ, khi nó lại chạy ngang qua các thung lũng. Nếu ta đi dọc theo con “đường băng” cấu tạo bởi các tảng đá to và sáng này để đến cuối đường thì ta sẽ thấy trên  bình  nguyên hoang sơ Nazca này chất đầy vô số phiến đá sáng, đồng thời ta cũng thấy có nhiều loại côn trùng, chim choc, động vật cư trú, trong đó có cả loài cá sấu cực dài, có cả khỉ đuôi cong và cả những con thú mà con người chưa bao giờ thấy. Ngoài ra một số đường có kích thước lớn tạo thành nhiều hình dạng khác nhau. Có đường thì song song nhau, có đường thì giao nhau, và có những đường mang hình những bậc tam cấp.

         Những nghiên cứu về các đường mang tính hình học này đã chứng minh được một già thuyết rằng: các đường ấy được sắp xếp theo thứ tự của chiêm tinh học. Chuyên gia văn vật người Peru và Adam Mason suy đoán rằng: những đường đó là ký hiệu tôn giáo hoặc cũng có thể đấy là một loại lịch. Nếu ta nhìn từ trên xuống, hoang mạc Nazca như một sân bay. Có người cho rằng “đường băng” này được xây theo 1 mô hình nào đó, áp dụng phương pháp tọa độ rồi sau đó phóng to ra để xây dựng. Tuy nhiên cũng có thể đây là công trình được xây dựng do các thiết bị bay trên không điều hành, mục đích là để ghi lại các chuyến hạ cánh của người ngoài hành tinh đáp lên trái đất. Trên nhiều triền núi ở Peru, người ta còn phát hiện thêm có nhiều nơi xuất hiện hiện tượng tương tự như thế.
....

Ebook truyện hay - Bản Đồ Cách Đồng Hoang Nazca - Bí Ẩn Mãi Mãi 

Là Bí Ẩn.

Bản Đồ Cách Đồng Hoang Nazca - Bí Ẩn Mãi Mãi Là Bí Ẩn.
Nguồn từ: Cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LIKE and Share this article: :

Mộ Dung Phục - Các Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Kim Dung.

Các Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Kim Dung - Trần Mặc

Mộ Dung Phục.

Cuộc Đời Như Mộng.

          Trong bộ tiểu thuyết Thiên long bát bộ , Mộ Dung Phục không phải là kẻ xấu, cũng không phải là ác nhân, càng không thể coi là anh hùng hiệp sĩ. Nhưng kết cục của y lại không bằng đa số kẻ xấu và ác nhân. Đệ nhất đại ác nhân trong thiên hạ Đoàn Diên Khánh tuy cuối cùng không được lên ngôi hoàng đế nước Đại Lý, nhưng phát hiện mình có một đứa con trai, hơn nữa, vì đứa con ấy mà hắn rút chân khỏi chốn giang hồ, là một việc tốt cho nhân gian, coi như kết thúc tốt đẹp. Đệ nhị đại ác nhân Diệp Nhị Nương cuối cùng cũng tìm thấy đứa con trai của mình, rồi tự sát mà chết, một mặt để tạ tội với thiên hạ, từ đây mụ không hành ác; mặt khác, đấy là Diệp Nhị Nương chủ động lựa chọn cái chết, để sang thế giới bên kia đoàn tụ với người yêu, giành được sự thông cảm và kính trọng của mọi người. Phụ thân của Mộ Dung Phục là Mộ Dung Bác và phụ thân của Tiêu Phong là Tiêu Viễn Sơn cùng buông đao đồ tể, lập tức thành Phật, đương nhiên là một kết cục tốt đẹp. Đôi oan gia Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy tuy cuối cùng không đi đến tình yêu tốt đẹp, nhưng trước lúc chết ít ra cũng nhận biết chân tướng và hư ảo, có thể yên tâm nhắm mắt.

         Tìm hiểu kỹ bình sinh của Mộ Dung Phục, một người với ngoại hiệu "Nam Mộ Dung" từng sánh ngang với "Bắc Kiều Phong", cuối cùng hóa điên vì chấp mê bất ngộ, độc giả không khỏi thở dài.

Cô Tô Mô Dung Phục - Thiên Long Bát Bộ

         Mộ Dung Phục ngoại hình anh tuấn, đầu óc thông minh, võ công cao cường, tư chất ưu tú. Dưới con mắt của biểu muội y là Vương Ngữ Yên và rất nhiều độc giả, y là một con chim phượng hoàng hiếm có trên thế gian, lẽ ra phải được hưởng một cuộc đời sung sướng, vì dầu sao y cùng xuất thân trong thế gia Mộ Dung, có trọng nhiệm lịch sử phục hồi ngai vàng Đại Yên, tái lập vương triều Mộ Dung. Huống hồ cha y là Mộ Dung Bác cả đời không làm nên sự nghiệp, chỉ sinh được mình y là con, đặt tên y là Phục, để từ khi ra đời đã gánh vác trách nhiệm không ai thay nổi. Mộ Dung Phục tính cách ngang ngạnh cố chấp, tâm cao khí ngạo, tự cho mình là người phi thường, muốn làm những việc phi thường, điều này đã quyết định vận mệnh khác thường của công tử Mộ Dung lừng lẫy tiếng tăm.

         Ở nước Trung Quốc thời trước, có thể nói giấc mơ cao nhất, ham muốn mạnh mẽ nhất của rất nhiều người là được làm hoàng đế. Hoàng đế là "con trời”, "đất đai khắp thiên hạ, đâu cũng là đất của hoàng đế, khách của mọi nhà, ai cung là bầy tôi của hoàng đế". Làm hoàng đế mới là cực điểm vinh hoa phú quí thật sự, bởi lấy của công khắp thiên hạ làm của riêng một nhà, một người, muốn làm gì tùy thích, đã vậy còn được gọi là "Thiên tử thánh minh", không một ai dám hoài nghi. Bởi thế, trong lịch sử Trung Quốc, có vô số đại trượng phu hoặc hỗn thế ma vương hoặc đục nước béo cò, hoặc giết người cướp của, sử dụng sinh mạng của mình và của người khác  để ngoi lên, "vốn chỉ định thử làm vua một chỗ, không ngờ được làm vua cả nước". Thì gã lưu manh vô lại Lưu Bang về sau chẳng thành Hán Cao Tổ đó sao?

        Tôi nói thế chỉ là để lý giải mộng tưởng tổ truyền của gia tộc Mộ Dung. Nếu là một gia tộc bình thường thì khỏi nói, nhưng gia tộc Mộ Dung thì khác, chảy trong máu họ là huyết thống hoàng tộc Đại Yên, nếu không "bác" (thu lấy), không “phục" (phục hồi), thì sẽ có lỗi với tổ tiên mình. Mộ Dung Bác đã cố thu lấy cả đời, Mộ Dung Phục đương nhiên cũng phải tận lực phục hồi.

        Có điều là trời không giúp Mộ Dung: bấy giờ xung quanh Trung Nguyên các nước tuy phân tranh, phía bắc có Đại Liêu, phía tây có Tây Hạ, tây nam có Đại Lý, Thổ Phiên, nhưng nước nào cũng ra sức củng cố cơ nghiệp, không dễ làm cho họ lung lay. Ở bản thân Trung Nguyên, vương triều Bắc Tống tuy suy yếu nhưng vẫn chưa chịu chết. Hơn nữa, quân thần Bắc Tống còn tiến hành nhiều cải cách, dân chúng ấm no, đương nhiên không ai muốn thiên hạ rối loạn. Trong tình hình đó, gia tộc Mộ Dung muốn khởi sự, tạo phản đoạt quyền, thật không có cơ hội. Mộ Dung Bác dày công suy tính, muốn tạo ra xung đột ngoại giao và quân sự giữa vương triều Bắc Tống với vương triều Đại Liêu, kết quả trừ việc thay đổi số phận cha con Tiêu Viễn Sơn, Tiêu Phong và một số người thiểu số ra, chẳng có ảnh hưởng gì đến quan hệ giữa hai nước ấy.

        Đến đời Mộ Dung Phục, tình hình vẫn thế. Song Mộ Dung Phục lại không bằng cha về bất cứ điểm gì. Thời thế lịch sử không tạo ra anh hùng, mà cứ muốn anh hùng tạo ra thời thế, cố nghịch thiên hành sự, kết quả ra sao cũng đủ biết. Mộ Dung Phục không có nhãn quan chính trị, không có tài năng quân sự, không có tài ngoại giao, nói đến chuyện phục quốc chỉ là nằm mơ. Vậy mà Mộ Dung Phục không nhận ra điều đó, hoặc giả nhận ra mà không công nhận, còn cố dốc sức sáng tạo kỳ tích, kết quả không đâu vào đâu, ai ai cũng thấy rõ, chỉ riêng y dường như không thấy. Như vậy, Mộ Dung Phục tuy thông minh lanh lợi, võ công cao cường, nhưng không phải là người đại trí đại tuệ, không hiểu sự lý thế gian.
....

Ebook truyện kiếm hiệp - Mộ Dung Phục - Các Nhân Vật Trong Tiểu 

Thuyết Kim Dung.

Mộ Dung Phục - Các Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Kim Dung.
Nguồn từ: Cleverstore.vn

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ebook tiếng Việt miễn phí | Ebook truyện hay | Ebook truyện kiếm hiệp


LIKE and Share this article: :

Loạn Kiêu Binh - Điển Hay Tích Lạ.

Điển Hay Tích Lạ - Nguyễn Tử Quang

Loạn Kiêu Binh.

         Nước Nam vào thời kỳ Nam Bắc phân tranh (1528-1788). Từ Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê đến nhà Lê trung hưng, nước Nam lại chia làm hai miền: Bắc thuộc họ Trịnh, Nam thuộc họ Nguyễn. Dưới quyền khống chế của họ Trịnh, vua Lê chỉ còn hư vị.

         Nguyên từ khi họ Trịnh giúp nhà Lê trung hưng lên ngôi chúa về sau, đất kinh kỳ chỉ dùng lính ở ba phủ: Thiệu Thiên, Tỉnh Gia và Hà Trung thuộc tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An gọi là lính Tam Phủ hay cũng gọi là Ưu Binh để làm quân túc vệ.

         Lính này rất cậy công làm nhiều điều trái phép. Đối với họ Trịnh, nhứt là chúa Trịnh Tông, lính này tỏ ra "dày công hãn mã" hơn nữa, nên chúng càng hoành hành. Vì Trịnh Sâm say đắm nàng Đặng Thị Huệ (tục gọi bà Chúa Chè), bỏ con trưởNg là Trịnh Tông mà lập con của Thị Huệ là Trịnh Cán làm chúa. Bọn lính Ưu Binh này phò Tông, làm một cuộc đảo chính, giết Quận Huy (Hoàng Đình Bảo), lật đổ Cán, đưa Tông lên ngôi. Thôi thì từ đó, lính Ưu Binh có tiếng gọi là Kiêu Binh, mặc sức hống hách. Ngay đến chúa cũng sợ họ như cọp.

         Hàng ngày họ họp nhau lại một chỗ để cùng làm việc triều đinh. Rồi họ viết giấy đệ vào triều nói thẳng việc này nên để, việc kia nên thay. Nhiều khi những việc vô lý, họ cũng bắt buộc triều đình phải làm. Họ lại còn xin gia ơn này ơn khác, không biết thế nào là đủ. Trong triều có ai bàn chuyện phải chăng thì họ dọa sẽ phá nhà, đánh chết. Những lúc xử kiện, có khi họ nhận bên nguyên cáo là người của họ; có khi họ nhận bên bị là người quen rồi ép các người đương sự thay đen đổi trắng. Những người có quan hệ đến họ, nếu có kiện ai, thì họ bắt luôn người ấy và tự đưa ra xử đoán, không cần gì đến quan chức!

Loạn Kiêu Binh

        Các quan đều phải nhịn hơi nuốt tiếng, không dám động chạm đến họ. Triều đình bàn nên xét công ban thưởng trọng hậu, tỏ ý đền ơn cho họ để họ đều được mãn nguyện, rồi sau sẽ dùng phép vua trị họ dần dần.

        Bọn Kiêu Binh được trọng thưởng bấy giờ mới bảo nhau:

        - Chúng ta đã phò ông ấy làm chúa thì cũng đừng làm quấy nhiễu quá, để cho ông biết làm chúa là vui. Chớ xem sau này dần dần thuận cảnh, ông ấy cư xử ra sao. Nếu mà gàn rỡ thái quá, bấy giờ mình sẽ liệu cách mà trị. Quyền mình nguyên vẫn là lính kia mà.

         Một hôm trong đám Kiêu Binh có 4 tên lính cưỡng bách một người lái buôn ở Đông Hà để mượn chiếc thuyền bị người đội trưởng phát giác. Cả bốn tên đều bị xử chém. Bọn Kiêu Binh thán oán cho là hình phạt quá nặng, nhưng vì việc đó tự họ trót bới ra nên đành phải im.

         Triều đình tự đắc cho là họ đã nép oai, trừng trị họ được.

          Nhân thái tử Lê Duy Vĩ bị bịnh, Trịnh Sâm bức thắt cổ chết, con là Duy Kỳ bị bắt giam trong ngục Đề Lĩnh, khi Kiêu Binh lập Tông làm chúa thì đem kiệu đến tận nhà giam đón Kỳ về. Tông bị ép nên cùng triều đình lập Kỳ lên ngôi Đông cung, tức Hoàng tự tôn. Kiêu Binh nhân đó kể công, làm giấy tâu lên vua Lê để cầu ân huệ.

         Nhà vua tuyên chỉ ủy lạo cả bọn. Lại truyền đãi tiệc và bàn cách thưởng công. Giữa lúc bọn Kiêu Binh họp ở trên điện ăn uống, có người chạy đi báo tin với chúa Trịnh Tông. Tông bàn với Quốc sư Nguyễn Khản và Quốc cựu Dương Khuông (em của Dương Thái phi, cậu của Tông). Cả hai chủ trương đem quân vây bắt và giết đi. Tông liền sai Chiêm Vũ hầu đi bắt.

         Chiêm Vũ vốn có can đảm và sức khỏe, xách gươm ra thẳng cửa phủ. Vừa đi vừa tuốt gươm ra, Vũ sờ vào lưỡi gươm, tự hào nói:

         - Sắc. Gươm ta sắc. Gươm ta chém được đầu Kiêu Binh.

         Đoạn dẫn quân đến bao vây. Bọn Kiêu Binh còn đương ăn uống chè chén, nghe tin có lính bắt, ai nấy hỏa tốc chạy trốn. Chiêm Vũ bắt được 7 tên đem về phủ. Tông nghe lời Khản và Khuông đem ra xử tử. Lúc ấy trong triều, ngoài quê đều lấy làm khoái!

        Bọn Kiêu Binh cả thảy lấy làm oán tức. Họ lại họp nhau bàn bạc. Có người nói:

        - Ngày nay được có triều đình, khiến cho vua tôi ngồi yên mà hưởng phú quí đều là sức của chúng mình. Thế mà ... chẳng ơn thì chớ lại còn xem là kẻ thù, động một tí là cho đè nén. Nếu cứ nấn ná nén nhịn, khiến cho cái mưu "bẻ đũa" của họ được thành, thì rồi bọn mình không mặt nào sống sót.

       Lại có người chêm vào:

       -Chúng ta không biết "bẻ", chỉ biết "đả". Vậy hãy mau mỗi người đấm cho bọn họ một cái để họ đi theo Quận Huy, thử xem họ có bẻ nổi hay không?
   
       Rồi họ hẹn hôm sau, khi tan triều sẽ khởi sự.

       Các quan trong triều bắt được tin, bán tín bán nghi. Sáng lại, Dương Khuông và Chiêm Vũ hầu đi lén vào phủ chúa. Nguyễn Khảm đóng cửa nằm nhà, không dám vào triều. Tan triều, bọn Kiêu Binh chia nhau đi vây các dinh. Vào nhà Dương Khuông và Chiêm Vũ hầu không thấy hai người, bọn họ tức thì hò nhau phá nhà. Chỉ trong chốc lát cả hai tư dinh đó hóa thành đất bằng.

       Nguyễn Khảm bắt được hung tin, hoảng hốt thay đổi y phục, theo ngõ tắt chạy trốn thoát được. Còn nhà cửa đều bị Kiêu Binh phá tan tành.

       Không bắt được ba người, lòng càng căm tức. Họ dò được tin quốc cựu Dương Trung và Chiêm Vũ hầu trốn trong phủ chúa, bèn cùng chia ra chắn kín cửa phủ. Đoạn cho một bọn kéo vào phủ đường đòi Tông đưa hai người ra cho họ. Tông bảo là không có. Họ nói:

       - Hai thằng ấy trốn vào phủ, đã có người thấy rõ ràng. Người ta còn nhớ cả giờ chúng đi vào nữa, thế mà chúa còn chối à? Xưa nay chúa nói dối bao giờ?

       Dương Thái phi vừa khóc vừa nói:

       - Cái thân góa bụa nhờ có ba quân phò chúa mới được thế này. Xin chư quân hãy tha mạng hắn cho già được vẹn tình cốt nhục.

        Bọn Kiêu Binh quát to:

        - Tha mạng cậu cấy à? Thế còn hôm nọ bảy mạng chết, ai tha? Nếu còn cố giấu, cung khuyết sẽ hóa thành tro lập tức.
....

Ebook truyện hay - Loạn Kiêu Binh - Điển Hay Tích Lạ.

Loạn Kiêu Binh - Điển Hay Tích Lạ.
Nguồn từ: Cleverstore.vn

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ebook tiếng Việt miễn phí | Ebook truyện hay | Ebook truyện kiếm hiệp

LIKE and Share this article: :

Nghi Lâm - Các Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Kim Dung.

Các Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Kim Dung - Trần Mặc

Nghi Lâm.

Khả Ái Đáng Thương.

          Nếu bỏ phiếu bầu cho nhân vật nữ đáng yêu nhất trong tiểu thuyết của Kim Dung, tôi khẳng định sẽ chọn Quách Tương trong Thần điêu hiệp lữ và Nghi Lâm trong Tiếu ngạo giang hồ. Quách Tương tự nhiên đứng đắn, giàu linh tính; Nghi Lâm thì độc đáo thuần khiết tề chỉnh lạ lùng. Tôi thấy câu này rất hay: nữ nhân đáng yêu hoàn toàn không phải vì sắc đẹp, mà là vì đáng yêu nên mới đẹp. Sự đáng yêu của Nghi Lâm không chỉ vì nàng thanh tú tuyệt tục, xinh xắn dịu hiền, dáng hình uyển chuyển, giọng nói kiều mị, mà còn vì nàng hồn nhiên chân thật, trong sáng vui tươi.

I

          Nghi Lâm xuất hiện là một cảnh tượng đầy xúc động, được bố trí khéo léo. Nàng như làn gió nhẹ , như dòng suối trong. Như một vầng trăng sáng, Nghi Lâm vừa xuất hiện đã làm tất cả mọi người có mặt xúc động, ngay đến kẻ lòng dạ hẹp hòi, hoành hành bá đạo như Dư Thương Hải cũng bất giác tin rằng tiểu ni cô đẹp như viên ngọc minh châu Nghi Lâm sẽ không nói dối. Không giống như lối miêu tả khoác lác trong Thư kiếm ân cừu lục, hàng vạn tướng sĩ nhìn thấy Hương Hương công chúa vội hạ vũ khí, cái đáng yêu và đáng thương của Nghi Lâm ở đây tựa hồ có thể sờ thấy được.

Nghi Lâm - Khả Ái Đáng Thương

          Tác giả bố trí để Nghi Lâm tự thuật về những gì nàng trải qua, tuy kể quá dài, nhưng rất khéo, không giả tạo, phải nói là một cách bố trí tuyệt vời, một là nghe thật đến mức phải chính người kể trải qua mới nói được như thế; hai là tình tiết câu chuyện đan xen rắc rối, khó phân định phải trái, nếu không phải do Nghi Lâm kể, người ta sẽ khó tin. Độc giả nói chung sẽ chăm chú theo dõi nội dung câu chuyện, tức là chỉ quan tâm đến nhân vật chính của bộ tiểu thuyết, đại đệ tử phái Hoa Sơn Lệnh Hồ Xung, xem y là người thế nào, y cùng ngồi uống rượu với gã dâm tặc Điền Bá Quang và tiểu ni cô Nghi Lâm ra sao, Nghi Lâm đã gặp chuyện gì. Đoạn tự thuật ấy rất đáng chú ý không chỉ về mặt nội dung, mà còn cả về mặt hình thức. Câu chuyện không chỉ làm nổi bật hình tượng nhân vật Lệnh Hồ Xung, mà đồng thời cũng biểu lộ đầy đủ tính cách, khí chất, tâm lý và mối thâm tình vô hạn của tiểu ni cô Nghi Lâm đối với Lệnh Hồ Xung.

         Đoạn miêu tả hình tượng Nghi Lâm khiến tôi có ấn tượng sâu đậm, là khi Lệnh Hồ Xung hôn mê tỉnh lại, cái cảnh Nghi Lâm vui mừng, tình ý miên man, mâu thuẫn trùng trùng, ngượng ngùng e thẹn, bối rối luống cuống. Trong đó cảm động nhất là việc nàng phá giới lấy trộm dưa cho Lệnh Hồ Xung. Lệnh Hồ Xung bị thương khát nước, Nghi Lâm định đi tìm nước, chàng lại muốn nàng đi hái dưa. Mà nàng thì một là không có tiền trong người, hai là gần đây không có người để có thể hóa duyên, ý của Lệnh Hồ Xung là bảo nàng cứ đi hái trộm cũng được. Nhưng "làm như thế là ... ăn trộm, là điều giới kỵ thứ hai trong ngũ giới, không được làm", nàng định cầu Bồ Tát phù hộ, nhưng lại nghĩ nêu lý do "Lệnh Hồ đại ca thèm ăn dưa hấu” hoàn toàn không chính đáng. Sau đó nàng lại nghĩ : "Người ta cứu mạng, ngươi lại để người ta rơi xuống địa ngục, chịu mãi cái khổ luân hồi hay sao? Một mình làm một mình chịu. Nghi Lâm ta phạm giới luật, không liên quan gì đến Lệnh Hồ đại ca". (Xem Tiếu ngạo giang hồ).

         Cuối cùng nước mắt lưng tròng, Nghi Lâm cả quyết phá giới, chịu xuống địa ngục, mới đi hái dưa. Nghi Lâm chân thành như thế, trong trắng như thế, lại thâm tình như thế, thật làm cho người ta vừa yêu quí, vừa đau lòng thay cho nàng. Có thể nói chuyện đó là một ngụ ngôn quan trọng về tính cách và vận mệnh của Nghi Lâm.

         Nghi Lâm dường như ngay từ đầu đã yêu Lệnh Hồ Xung sâu sắc, đương nhiên không chỉ vì chàng là ân nhân cứu mạng, cũng không chỉ bởi Lệnh Hồ Xung đã "chết" vì nàng, thậm chí cũng không chỉ bởi Lệnh Hồ Xung có tính cách phóng khoáng, mà còn vì nàng bẩm tính si tình, đây lại là mối tình đầu của nàng. Dường như định mệnh từ đầu đã quyết rằng mối tình si này là vĩnh viễn vô vọng, chỉ đem lại cho nàng đau khổ và bất hạnh. Trước hết đó là vì đối tượng tình yêu của Nghi Lâm lại là Lệnh Hồ Xung, mà Lệnh Hồ Xung thì đã si tình đối với sư muội Nhạc Linh San, sau đó lại nhất mực chung tình với Nhậm Doanh Doanh của Nhật Nguyệt thần giáo, trong trái tim chàng trước sau không có chỗ nào dành cho Nghi Lâm cả. Nói tình yêu chỉ đem lại cho nàng đau khổ và bất hạnh, bởi vì nàng là ni cô phái Hằng Sơn, từ bé đã một mực tuân thủ các giới luật của sư môn Phật giáo. Việc phá giới hái trộm dưa còn làm cho nàng khổ sở giằn vặt mãi, nữa là phạm giới luật nghiêm trọng hơn nhiều cái việc hái trộm dưa - là tình yêu nam nữ. Theo giới luật của nàng, nàng không được đối diện với Lệnh Hồ Xung; nhưng tình cảm của nàng thì lại khiến nàng lúc nào cũng cứ mong mỏi được ở bên cạnh người yêu sớm chiều. Theo thân phận của nàng, Nghi Lâm không dám đối diện với mối tình cố giấu trong lòng; nhưng do thiên tính, cái tình yêu không thể ức chế ấy cứ trào lên mãnh liệt trong lòng.

         Nghi Lâm hồn nhiên dĩ nhiên cũng từng có ảo tưởng, cũng từng mấy phen cố vùng vẫy kiểu như phá giới hái trộm dưa, thậm chí phụ thân nàng là Bất Giới hòa thượng và mẫu thân nàng là Lung Á bà bà phí tận tâm cơ lo cho nàng, song kết quả chỉ uổng công. Đào Cốc lục tiên vì nàng đi tìm Lệnh Hồ Xung, Điền Bá Quang đến mời Lệnh Hồ Xung, Bất Giới hòa thượng cũng đích thân cầu xin Lệnh Hồ Xung, thậm chí Lung Á bà bà còn dùng vũ lực đe dọacưỡng bức Lệnh Hồ Xung, song thảy đều không làm cho Lệnh Hồ Xung thay đổi tình cảm của mình; ngược lại mỗi hi vọng và cố gắng vì nàng của mấy người ấy chỉ đem lại thêm phần đau khổ, tuyệt vọng, xấu hổ cho Nghi Lâm.

         Tựa hồ định mệnh định sẵn là bông hoa tuyệt đẹp trong trắng ấy vĩnh viễn không có dịp nở ra hoàn toàn, chỉ chớm nở trong đài hoa là phải héo úa rồi lụi tàn.
....

Ebook truyện kiếm hiệp - Nghi Lâm - Các Nhân Vật Trong Tiểu

 Thuyết Kim Dung.

Nghi Lâm - Các Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Kim Dung.
Nguồn từ: Cleverstore.vn

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ebook tiếng Việt miễn phí, Ebook truyện hay, Ebook truyện kiếm hiệp

LIKE and Share this article: :

Đổi Mỹ Nhân Lấy Ngựa - Điển Hay Tích Lạ.

Điển Hay Tích Lạ - Nguyễn Tử Quang

Đổi Mỹ Nhân Lấy Ngựa.

        Tô Đông Pha là một thi hào danh tiếng đời nhà Tống (950-1275). Ông có một cô hầu tuyệt đẹp tên Xuân Nương. Vì bất đồng ý kiến với Tể tướng Vương An Thạch nên bị nhà vua trích đi Hoàng Châu.

        Lúc sắp lên đường, có người bạn làm chức quan Vận sứ họ Tưởng đến nhà Tô chơi để tiễn biệt.

        Tô Đông Pha bảo Xuân Nương ra mời khách uống vài chén rượu, cảm khái biệt ly. Thấy Xuân Nương đẹp như tiên nga, họ Tưởng giựt mình hỏi:

        Cô bé này có đi theo bác không?

        Tô bảo là Xuân Nương không muốn đi theo vì đường sá xa xôi khó nhọc nên xin trở về nhà nàng. Nhân đó, họ Tưởng nói:

        Vậy thì bác cho phép tôi đem con ngựa bạch tuyệt hay để đổi lấy cô Xuân được không?

        Đông Pha ưng chịu.

        Họ Tưởng lấy làm khoan khoái vô cùng, liền ứng khẩu làm bài thơ tứ tuyệt:

        Tiếc gì con ngựa đẹp như mây,

         O*n bác cho tôi đổi gái này,

        Giờ mất nhạt vàng rung bóng nguyệt,

        Nhưng thêm má phấn bạn làng say.

        Nguyên văn: Bất tích sương mao võ tuyết đề,

        Đẳng nhân phân phó tặng nga mi.

        Tuy vô kim nặc tê minh nguyệt,

        Khước hữu giai nhân bỗng ngọc bì.

        Tô Đông Pha cũng ứng khẩu đáp lại:

        Cô Xuân đi vậy cũng xa xăm,

        Dầu chẳng kêu ca chớ giận ngầm.

        Vì nỗi non sông nhiều hiểm trở,

        Đổi người lấy ngựa phải đành tâm.

        Nguyên văn: Xuân Nương thử khứ thái thông thông,

        Bất cảm đề thanh tại hận trung.

        Chỉ vị sơn hành đa hiểm trở,

        Cố tương hồng phấn hoán truy phong.

        Xuân Nương nghe hai người đối đáp nhau và có một hành động khinh thường nàng như thế nên bực tức, đĩnh đạc nói:

        - Tôi nghe ngày xưa vua Tề Cảnh Công muốn chém tên giữ chuồng ngựa mà Yến Tử cản ngăn. Chuồng ngựa nhà mình cháy, Khổng Phu Tử chỉ hỏi thăm có ai chết không, chớ không hỏi ngựa chết mất còn. Ấy là người ta quý người khinh vật. Nay học sĩ đem người đổi lấy ngựa, thì ra quý vật mà khinh người.

Đổi Mỹ Nhân Lấy Ngựa

         Đoạn, Xuân Nương cũng ứng khẩu làm một bài thơ:

         Chém cha cái kiếp của đàn bà,

         Khổ sướng trăm bề há bởi ta.

         Giờ mới biết người thua giống vậy,

         Sống làm chi nữa trách ai mà.

         Nguyên văn: Vi nhân mạc tác vị nhân thân,

         Bá ban khổ lạc do tha nhân.

         Kim nhật thủy tri nhân tiện súc,

         Thử sinh cẩn hoạt oán thùy sân.

         Đọc xong, nàng vội lao mình ra sân đập đầu vào cây mà chết.

         Thấy thân xác nàng quằn quại trên vũng máu đào bên

         cội cây, cả hai vô cùng hối hận, nhìn nhau ngậm ngùi, nhỏ lệ.

         Nhưng đã muộn rồi.
...

Ebook truyện hay - Đổi Mỹ Nhân Lấy Ngựa - Điển Hay Tích Lạ.

Đổi Mỹ Nhân Lấy Ngựa - Điển Hay Tích Lạ.
Nguồn từ: Cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


LIKE and Share this article: :

Vụ Nổ Ở Tunguska - Bí Ẩn Mãi Mãi Là Bí Ẩn.

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí | Ebook truyện hay | Ebook truyện kiếm hiệp tại đây.

Bí Ẩn Mãi Mãi Là Bí Ẩn - Nhiều Tác Giả

Vụ Nổ Ở Tunguska.

         7 giờ 17 phút sang ngày 30/6/1908, ở vùng Tunguska, thuộc Sibia, Nga. Xảy ra 1 vụ nổ kinh hoàng trên không, cách mặt đất 8000m. Năm giờ sau vụ nổ, những  đợt chấn động mạnh dưới lòng đất ảnh hưởng đến vùng Bắc Hải, và  làm chấn động tất cả đài khí tượng ở nước Anh. Thậm chí trung tâm đo đạc ở Úc cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Hậu quả sau vụ nổ khủng khiếp đó là toàn bộ cây xanh trong chu vi 18km tại nơi xảy ra vụ nổ bị thiêu rụi hoàn toàn; ngoài ra số cây cối khác trong phạm vi 60km2 đều bị gãy đôi. Người ta còn phát hiện các tòa nhà cách nơi xảy ra vụ nổ đến 900km xuất hiện vết nứt, có rất nhiều nhà xưởng bị sụp đổ. Toàn bộ số động vật sinh sống trong vòng đai “Đông thổ” (vùng bị đóng băng vĩnh cửu) cách nơi xảy ra vụ nổ 100km đều bị hủy diệt. Theo ước tính, sức công phá của vụ nổ này tương đương sức công phá của 28.000.000 tấn bom nguyên tử, hơn nữa tốc độ di chuyển của nó lên đến 4.000m/giây. Chúng ta hẳn còn nhớ quả  bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật, vào năm 1945, quả bom lúc bấy giờ nặng 20.000 tấn; và tốc độ bay hỏa tiễn mạnh nhất mãi tính đến những năm đầu thập niên 80 của Mỹ chỉ đạt 25.000m/giây. Điều này cho thấy, vụ nổ ở Tunguska ghê gớm biết chừng nào.

         19 năm sau vụ nổ, khoa học gia Liên Xô Siulik đã dẫn đầu một đoàn  khảo sát lần đầu tiên đến tìm hiểu vùng đất Tunguska, khi phát hiện vùng đầm lầy ở đây bị lỗ chỗ những hố đất to đến rợn người, họ cứ ngỡ rằng đã có một thiên thạch rơi xuống đây mới phải. Nhưng, cho đến nay, khi mà chúng ta đã áp dụng rất nhiều biện pháp dò tìm tiên tiến nhất, kể cả việc dùng đến loại máy thăm dò lòng đất khổng lồ nhất, thậm chí sử dụng đến cả những thiết bị tinh vi và chính xác nhất cũng vẫn không tài nào tìm thấy bất cứ một mảnh vỡ của thiên thạch, hoặc mảnh vỡ của các kim loại… để chứng minh giả thiết của đoàn khảo sát người Liên Xô trên là đúng.
        Từ năm 1961 đến năm 1963, một nhà khoa học Liên Xô khác tên là Zolormotov đã dẫn đầu 2 nhóm đi khảo sát, cuối cùng ông đưa ra một giả thuyết rằng: Có lẽ đây là vết tích của một vụ va chạm giữa một sao chổi hạng trung vào Trái Đất. Tuy nhiên, khi sao chổi nổ tung thì nhân của sao chổi phải bị đốt hoàn toàn ở độ cao khoảng hơn 100 mét, nặng khoảng 5.000.000 tấn vì vậy không có lí do gì chúng ta không tìm thấy được bất kỳ một mảnh vỡ nào của sao chổi.

Sức công phá của vụ nổ Tunguska ước tính 10-20 ngàn megaton TNT, tương đương với Castle Bravo - quả bom hạt nhân mạnh nhất mà Hoa Kỳ từng chế tạo ra

         Ngoài ra cũng có rất nhiều người cho rằng đây là vụ nổ hạt nhân. Từ năm 1957, một nhóm  khảo sát nhỏ đã kiểm tra mẫu đất và thực vật ở Tunguska và phát hiện ra rằng độ phát xạ của vùng đất này cao hơn một lần rưỡi so với nơi cách Tunguska 30 – 40 ngàn mét. Còn các loài thực vật sau khi qua khâu hóa nghiệm đã cho kết luận: Vòng sinh trưởng của chúng xuất hiện dấu vết bức xạ của một lớp bụi đất mang tính phát xạ cao. Thế nhưng, vào thời điểm 1908 chưa có một quốc gia nào có nguồn năng lượng hạt nhân khổng lồ như thế. Vậy thì loại năng lượng hạt nhân này đến từ đâu?

         Sau này, chúng ta có khá nhiều giả thiết giải thích cho hiện tượng này. Giả thiết quả cầu tuyết; giả thiết các mảnh vụn của đối vật chất (anti-material) va nhau; giả thuyết lỗ đen va nhau; giả thuyết về văn minh của một loài người ngoài Trái Đất…

         Cho đến cuối những năm 90 của thế kỷ 20, ít nhất các nhà khoa học đã lần lượt đưa ra hàng loạt giả thuyết. Nhưng chưa có một giả thiết nào có thể hoàn toàn thuyết phục được chúng ta.
...
Bạn có thể Xem thêm và Download Full bộ truyện tại đây.

Ebook truyện hay - Vụ Nổ Ở Tunguska - Bí Ẩn Mãi Mãi Là Bí Ẩn.

Vụ Nổ Ở Tunguska - Bí Ẩn Mãi Mãi Là Bí Ẩn.
Nguồn từ: Cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LIKE and Share this article: :

"Kha Năng Kỳ Diệu" Của Cơ Thể Con Người.

Bí Ẩn Mãi Mãi Là Bí Ẩn - Nhiều Tác Giả

"Kha Năng Kỳ Diệu" Của Cơ Thể Con Người.

         Một người Isarel, đang dùng khả năng tâm linh để uốn cong các vật thể. Anh đã xuất hiện trên truyền hình để biểu diễn nhiều lần, và lần nào cũng rất thành công. Theo lời nhiều người thì anh này chỉ cần dùng ngón tay chạm nhẹ lên chiếc muỗng, ngay lập tức nó bị uốn cong cứ như là bị đốt ở nhiệt độ cao vậy. Sức mạnh này từ đâu đến? Anh cũng không biết nữa. Hiện tượng này thường được giải thích là “khả năng kỳ diệu”.

        Từ lâu loài người chúng ta đã cất công nghiên cứu hiện tượng này. Các quốc gia phương Tây đã dấy lên phong trào nghiên cứu hiện tượng này một lần nữa vào thập niên 70 của thế kỷ XX, chính vì vậy, số tài liệu ghi chéo các vụ “khả năng kỳ diệu” này nhiều đến mức đếm không xuể.

        Năm 1988, một tiến sĩ tâm lý học ở Cộng hòa liên bang Đức, đã công bố một tình huống đặc biệt mà ông đã cất công nghiên cứu suốt 17 tháng. Đó là một bé gái 5 tuổi. Cách đây 5 năm bé được sinh ra trên một con tàu đi từ hướng quần đảo Bahamas đến Miami. Lúc bé cất tiếng khóc chào đời thì chiếc tàu đang đi qua vùng biển Bermuda. Trong vòng 45 phút sau khi ra đời thì đột nhiên mọi người trên tàu đều có cảm giác rất lạ, họ cảm thấy rất bất an, khó chịu, đứng ngồi không yên. Chẳng ai hiểu lý do tại sao cả. Và nay trên mặt đứa bé đã xuất hiện nhiều nét lạ, điển hình là đôi mắt bé lớn gấp đôi so với cách đây 15 tháng, ngoài ra đôi mắt bé còn xếch lên và do não bộ bé phát triển quá nhanh nên trán của bé rất cao khiến cho đầu bé trông giống chiếc bóng đèn. Tuy mới 5 tuổi, nhưng bé đã thể hiện nhiều khả năng siêu phàm, chẳng hạn như bé có thể dùng mắt làm di chuyển các vật nhỏ trong vòng 9,5m, đồng thời bé còn có thể hiểu thấu suy nghĩ của người khác và đoán đúng đến 90% trở lên.

       Ở Mông Cổ có một phụ nữ có khả năng phóng 1 loại tia gì đó rất kỳ bí, và chính các tia này đã gây ra 65 vụ hỏa hoạn ở Ulanbator từ ngày 8/4/1990 đến ngày 2/5/1990.

       Năm 1973, Cục tình báo trung ương Mỹ đã tiến hành thí nghiệm đối với hai người được xem là có “Thiên lý nhã”. Họ muốn nghiên cứu hai người này có thể dùng khả năng nhìn xa để vẽ lại căn cứ bí mật của Mỹ ở đảo Diego Garia, Ấn Độ Dương, cách nơi họ đứng khoảng mấy ngàn cây số. Thế mà chỉ trong một giờ đồng hồ, họ đã vẽ phác thảo hết sức chính xác về căn cứ đó.

       Ở Liên Xô cũng có một phụ nữ tên Nina Krachina, bà có khả năng tâm linh kỳ lạ để điều khiển trái tim một con ếch ở xa ngừng đập, rồi sau đó cho nó đập lại bình thường. Thậm chí có lần bà còn “biểu diễn” ngay với một bác sĩ tỏ ra nghi ngờ khả năng của bà, chỉ năm phút sau ông bác sĩ đã rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

        Một người Isarel dùng tâm linh để điều khiển các vật thể đề cập ở trên thường được cho là trò lừa. Một số các ảo thuật gia nhận định rằng: Anh ta đã vẽ vời đấy! Dĩ nhiên các nhà khoa học không dám đưa ra kết luận như thế, họ sùng bái sự thật, họ yêu cầu tính hiển nhiên và cũng muốn biết cả nguyên nhân chính mà những nguyên tắc này đã khiến họ không thể dễ dàng tin vào bất cứ cái gì, và cũng không dám không tin cái gì. Chính vì vậy những “khả năng kỳ diệu” khiến chúng ta kinh ngạc, khó hiểu chỉ dừng lại ở những câu chuyện trà dư tửu hậu mà thôi.
...

Ebook truyện hay - "Kha Năng Kỳ Diệu" Của Cơ Thể Con Người - Bí Ẩn 

Mãi Mãi Là Bí Ẩn.

Nguồn từ: Cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


LIKE and Share this article: :

Sự Tự Bốc Cháy Của Cơ Thể Người.

Bí Ẩn Mãi Mãi Là Bí Ẩn - Nhiều Tác Giả

Sự Tự Bốc Cháy Của Cơ Thể Người.

         Các nhà khoa học đã thống nhất định nghĩa về sự tự bốc cháy của cơ thể con người như sau: đó là việc cơ thể con người không tiếp xúc với nguồn lửa bên ngoài, nhưng bên trong lại cháy, cháy thành tro, trong khi đó mọi vật xung quanh vẫn không hề bị ảnh hưởng gì cả.

         Vào năm 1667, trong cuốn “Họa báo” xuất bản ở Trung Quốc vào thời nhà Thanh có ghi lại 1 sự kiện như sau: có 1 đôi vợ chồng trẻ trung giàu có nọ, một hôm chẳng ai thấy họ thức dậy cả, thế là người nhà liền tông cửa phòng ngủ thì chỉ thấy đống tro trên giường, chiếc mền bị cháy một nửa, trong phòng nồng nặc mùi lưu huỳnh. “Họa báo” có thể nói là quyển sách đầu tiên ghi lại hiện tượng cơ thể con người tự bốc cháy.

Sự Tự Bốc Cháy Của Cơ Thể Người.

        Còn ở phương Tây, sự kiện nổi bật nhất có lẽ là của phu nhân Marry. Nguyên vào ngày 1/7/1951, vào khoảng chiều tối, bà Marry, sống ở bang Florida, đang ngồi hóng mát trên ghế bành, vậy mà sáng sớm hôm sau, trên  mặt đất chỉ còn vài mảnh tro tàn của cái kẹp tóc, vài mảnh xương ở lưng và xương đầu cháy khô, ngoài ra còn một chiếc chân trái vẫn còn nguyên, hơn nữa tờ báo và cả mảnh vải lanh nằm gần đống xương tro lại không hề bị cháy xém tí nào cả.

        Các công trình thử nghiệm ngày nay cho thấy rằng khi một cơ thể động vật bị cháy thành tro thì đòi hỏi nhiệt độ cần có khoàng 2.200oC và phải đốt liên tục trong 30 phút, sau đó phải đốt ở nhiệt độ 1.800oC thêm 1 giờ hoặc hơn 1 giờ nữa. Với nhiệt độ cao như thế, cơ thể con người bị thiêu rụi vậy mà chiếc mền và các vật khác lại còn nguyên thì quả là điều khó hiểu.
...

Ebook truyện hay - Sự Tự Bốc Cháy Của Cơ Thể Người - Bí Ẩn Mãi 

Mãi Là Bí Ẩn.

Sự Tự Bốc Cháy Của Cơ Thể Người - Bí Ẩn Mãi Mãi Là Bí Ẩn
Nguồn từ: Cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


LIKE and Share this article: :

Popular Posts

Popular Posts