Chuyện Chê Cóc - Cổ văn Việt Nam

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Cổ văn Việt Nam - KHUYẾT DANH


Chuyện Chê Cóc


         Những cổ tích được truyền lại đời sau – từ khi chưa có văn học chữ viết, mới chỉ là bà kể cháu nghe bên bếp lửa, dưới ánh trăng, nhưng những cổ tích đều có giá trị răn dạy mãi mãi cho đời. Chuyện Trê Cóc là một ví dụ tiêu biểu.

         Nhà Cóc đương bình thường ăn yên ở ngay bỗng phú ông Trê nanh ác, ích kỷ cướp mất đàn con. Rồi kiện tụng, tù tội, vợ chồng Cóc phải trăm điều điêu đứng, sau cùng đã được giải oan. Cũng chẳng khác bây giờ, khi nào cũng có kẻ gian dối, nham hiểm, khi nào cũng có người a dua, nịnh hót. Nhưng người chân chính thì trước sau như một, bao giờ cũng được bảo vệ.

         Chuyện Trê Cóc còn có một điều kỳ thú là câu chuyện từ đời xửa đời xưa nhưng đã được kể lại rất khoa học về đời sống các loài cóc và ếch nhái. Cóc vốn ở trên mặt đất. Khi sinh con, cóc xuống nước đẻ trứng. Trứng cóc nở ra con nòng nọc có đuôi. Khi nòng nọc đứt đuôi mới thành con cóc và cóc con trong nước bấy giờ mới nhảy lên sống ở mặt đất.

   * 
Truyện đời có cổ có kim, 
Ngẫm trong vật lý mà xem cũng kỳ. 
Những tuồng loài vật biết gì, 
Cũng còn sự lý tranh thi khéo là.

*

Nhớ xưa Trê, Cóc đôi nhà,
Vì tình nên phải sinh ra oán thù.
Cóc quen vui thú bờ hồ,
Khi ra đài các, khi vô cung đình.
Tới khi thai sản thành hình,
Xuống ao Trê đẻ đem mình thoát xong.
Nhìn xem Cóc những mừng lòng,
Trở về ngồi chốn nghiêm phòng nghỉ ngơi.

*

Chàng Trê đâu mới tới nơi,
Thấy đàn nòng nọc nhảy ngoi rầm rầm.
Nhìn xem dạ những mừng thầm,
Giống Trê như lột chẳng lầm vẻ chi.
Bắt về yêu dấu bù trì,
Con nuôi cũng chẳng khác gì con sinh. 

*

Hay đâu Cóc cũng vô tình,
Nhớ ngày đầy cữ ra rình thăm con. 
Tới nơi chờ đợi nỉ non, 
Bờ trơ, cõi vắng, nước còn tăm không. 
Âm thầm nghĩ cũng giận lòng,
Vội vàng nhảy xuống bên trong dạo tìm, 
Bọt bèo lầm nước tối tăm, ? 
Động tin, Trê mới nổi lên hỏi dò. 
Lắng ra thấy cóc bên bờ, 
Trê liền quát mắng, tri hô vang rầm: 
"Cóc kia! đâu đó tối tăm ? 
Dạ gian phi đạo, tắc dâm chẳng lành."
Cóc rằng: "Ai kẻ gian manh, 
Gây ra những sự sinh tình gớm ghê. 
Vì con nên phải sớm khuya, 
Không dưng ai có đến chi chốn này !" 
Nghe lời Trê tức giận thay, 
Vểnh râu, mắng Cóc chua cay lắm điều : "
Cóc kia cả quyết gan liều, 
Bọn người coi đã mỹ miều lắm thay. 
Một ngày lạ giống chúng bay,
Nghề bôi vôi vẫn nồng thay chẳng chừa. 
Một tội mất, mười tội ngờ, 
Biết đâu mà khéo tri hô hỏi dồn. 
Thôi đừng đua dạy tranh khôn, 
Trở về ngồi tốt gậm giường cho xong !"
 Cóc ta dương mắt trừng trừng, 
Rằng: "Khôn, ngươi cũng ở trong ao tù. 
Ta đây dẫu có hèn ngu, 
Nhà ta cũng có cơ đồ đỉnh đang. 
Ra vào gác tía nhà vàng, 
Cõi bờ mặc sức nghênh ngang chơi bời. 
Nghiến răng chuyển bốn phương trời, 
Ai ai là chẳng rụng rời sợ kinh. 
Tuồng gì giống cá hôi tanh, 
May chăng được một môi canh ra gì.

*

Cầm lòng Cóc trở ra về, 
Vợ chồng bàn định sớm khuya ngại ngùng, 
Rằng: "Con đương độ ấu trùng, 
Xa xôi non nước lạ lùng biết sao. 
Khuyên chàng chớ nghĩ thấp cao, 
Công bao cũng chịu, của bao cũng đành." 
Cóc rằng: "Sao khéo lo quanh, 
Can chi chịu phí, xem tình làm sao. 
Đàn bà nông nổi khác nào, 
Biết đâu những chuyện mưu cao mà bàn. 
Trên kia đã có lòng tham, 
Được thua quyết kiện một đơn xem mà. 
Kêu oan đến cửa quan nha, 
Làm đơn mà khống minh tra cho tường."
.....

Ebook truyện hay - Chuyện Chê Cóc - Cổ Văn Việt Nam

Chuyện Chê Cóc - Cổ Văn Việt Nam
Nguồn từ:Cleverstore.vn

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ebook tiếng Việt miễn phí, Ebook truyện hay, Ebook truyện kiếm hiệp


LIKE and Share this article: :

Truyện Cười - Gặp ác mộng

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Truyện Cười


Gặp ác mộng


Hai anh em ngủ chung giường. Người em gặp ác mộng hét thất thanh và tỉnh dậy, người anh hỏi:

- Có chuyện gì vậy?
- Em nằm mơ thấy ác mộng
- Mày mơ thấy gì?
- Em nằm mơ thấy em đang rơi xuống vực thẳm
- Thế mày có chết không?
- Không, may mắn sao em nắm được cái rễ cây
- Thế giờ mày tỉnh chưa?
- Dạ rồi.
- Vậy mày buông cái rễ cây ra, đau quá !!!





Truyện cười - Gặp ác mộng


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



LIKE and Share this article: :

Truyện cười - Ai thấy con chim

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Truyện cười


Ai thấy con chim



Một ông mục sư có nuôi 1 con chim mà ông rất yêu quý. Một hôm, ông không thấy con chim của mình đâu nữa. Ông rất buồn, và cho rằng có người đã bắt được nó. Một sáng chủ nhật, trong buổi lễ, ông mục sư hỏi tất cả :

- Ta có 1 câu hỏi cho các con, và ta yêu cầu các con phải nói sự thật. Các con hãy nghe cho rõ đây : Có ai co 1 con chim không > Tất cả đàn ông trong nhà thờ đứng lên.
Ông biết mọi người đã hiểu sai ý mình, liền tìm 1 cách diễn đạt khác :
- Ý ta hỏi là có ai nhìn thấy chim bao giờ chưa? Tất cả phụ nữ trong nhà thờ đứng lên.
En en èn en… Ông càng lúng túng hơn :
-Không phải, ta muốn hỏi, có ai nhìn thấy con chim không thuộc sở hữu của mình, ví dụ như của nhà hàng xóm?
Một nửa phụ nữ đứng dậy. Không biết diễn đạt thế nào nữa, mục sư lắp bắp hỏi :
- Ta muốn hỏi, có ai đã nhìn thấy con chim của ta bao giờ chưa?
Tất cả các bà sơ liền đứng dậy.


Truyện cười - Ai thấy con chim
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------




LIKE and Share this article: :

Mười Hai Người Lập Ra Nước Nhật - Sakaiya Taichi

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Mười Hai Người Lập Ra Nước Nhật - 

Sakaiya Taichi


Mười Hai Người Lập Ra Nước Nhật


Chương I : Thái tử Shotoku 

Người khởi xướng tư tưởng gộp đạo Thần-Phật-Nho 

Thủy tổ của khái niệm tôn giáo của người Nhật

       Thái tử Shotoku là một trong những "nhân vật" quen biết nhất trong lịch sử Nhật Bản.

       Sau khi qua đời ông được đặt tên thụy là Shotoku Taishi, tức là Thái tử Shotoku, chứ sinh thời ông tên là Umayado no Miko hoặc Kamitsu Umayado no Toyotomimi no Oji[1].

       Những ai sinh trước thập niên 1960, thì hẳn còn nhớ hình bán thân Thái tử Shotoku in trên tờ giấy bạc 5 ngàn Yen hay tờ 10 ngàn Yen cũ. Ðây chỉ là một phần của hình vẽ thái tử đứng chung với hai người con. Hơn nữa, hình vẽ này có miêu tả đúng thái tử hay không, là vấn đề còn cần phải bàn luận thêm. Nhưng dù sao, hình vẽ này cũng đã trở thành quen thuộc như là "bộ mặt Thái tử Shotoku" vậy.

      Truyền thuyết về Thái tử Shotoku trên phương diện tôn giáo và văn hóa có rất nhiều. Ðến nỗi ở hậu bán thập niên 1980, người ta đã thấy xuất hiện một tập sách hoạt họa vẽ Thái tử Shotoku, bán rất chạy trong giới trẻ. Một nhân vật lịch sử hoạt động về tôn giáo và ngoại giao, thường ra khó trở thành đề tài kể chuyện Kodan hay đề tài truyện cổ, thế mà đã thành kịch hí họa bán chạy, thì cũng lạ.

      Thái tử Shotoku được chọn làm người thứ nhất trong "Mười hai người dựng nên nước Nhật," chính vì ông là người khởi xướng đồng thời là người thực hành "tư tưởng gộp đạo Thần-Phật-Nho," tư tưởng đã được cụ thể hóa thành quan niệm tôn giáo chi phối tâm thức người Nhật trong suốt một nghìn bốn trăm năm qua.

      Ðây là tư tưởng tôn sùng cùng một lúc ba giáo lý: đó là Thần đạo hay tôn giáo dân gian của Nhật Bản, Phật giáo hay tôn giáo phát sinh ra ở Ấn Ðộ rồi truyền qua Trung Hoa và bán đảo Triều Tiên vào Nhật Bản, và Nho giáo phát sinh ra ở Trung Hoa, tức là những quy phạm đạo đức làm khuôn mẫu cho cách xử thế.

      Từ đó tới nay, cái tư tưởng này không những đã quyết định hẳn quan niệm tôn giáo và quan niệm văn hóa của người Nhật, mà còn có ảnh hưởng lớn tới cung cách đối xử khi Nhật Bản tiếp thu văn hóa hay kỹ thuật từ nước ngoài vào. Ðồng thời, từ sau khi tư tưởng gộp đạo đã bén rễ rồi, thì tôn giáo không còn là một trục đối lập đáng kể ở Nhật Bản nữa. Thậm chí nếu một tôn giáo mới (ví dụ đạo Cơ Ðốc) du nhập vào, thì đó chẳng qua là lại có thêm một đối tượng nữa để tôn sùng. Sự khác biệt tôn giáo chỉ là ở chỗ đặt trọng điểm tín ngưỡng vào đâu mà thôi.

      Ðối với người Nhật, thì chiến tranh tôn giáo là cái gì thật sự không hiểu nổi. Khi xét vấn đề Trung Ðông hay cuộc phân tranh Bosnia Helzegovina, người Nhật hoàn toàn thấy mù tịt khi đi vào vấn đề tôn giáo! Chỉ vì khác tôn giáo mà đánh nhau đến bỏ mạng, là chuyện chưa bao giờ thấy có ở Nhật Bản, kể từ trận phân tranh giữa hai họ Soga và Mononobe thời Thái tử Shotoku cho tới ngày nay. Người dân nước này đã thành như vậy là do Thái tử Shotoku, hay ít nhất cũng là do cái tinh thần thời đại tượng trưng bởi thái tử.

      Chương này sẽ kể lại "nhân vật" Thái tử Shotoku từ quan điểm nói trên. Song, trước hết, chúng ta thử nhìn lại xem thái tử đã sống trong thời đại như thế nào.

      Thời chuyển tiếp từ "thời sơ cổ" sang "thời cổ"

      Thời kỳ đáng coi là văn hóa đã thực sự bén rễ ở đảo quốc Nhật Bản này, là từ bao giờ? Thật ra, những nghiên cứu khảo cổ học càng đi sâu hơn thì thời kỳ như vậy càng thấy trở lui thêm về quá khứ. Song tựu trung, nhận thức chung là coi thời kỳ này ở vào khoảng thế kỷ thứ II.

      Thời đó có nữ chúa Himiko, làm chúa một số thôn ấp và quy phục được một số thôn ấp xung quanh nữa. Người ta mặc loại y phục chỉ gồm có một mảnh vải đay đục lỗ ở giữa rồi chui cổ qua đó. Ðây là lời tường thuật trong sách "Ngụy chí Oải nhân truyện". Ngụy nói ở đây là nước Ngụy trong ba nước Ngụy, Ngô, Thục của truyện Tam Quốc Chí, nước đã được con của Tào Tháo dựng nên. Khi Trung Hoa đã ở thời kỳ Tam Quốc, thì Nhật Bản hãy còn ở tình trạng như kể trên vậy.

      Tuy nhiên, có một sự thật được biết rất rõ là, trước thời đại Himiko cả hơn 150 năm, nghĩa là vào khoảng năm 57 sau công nguyên, đã có sứ giả của vua nước Nu người Oải tới kinh đô Lạc Dương của nhà Hậu Hán, Trung Hoa, trình cống vật và nhận "ấn vàng" (con dấu bằng vàng) của Hán Vũ đế. Truyện này chép trong sách Hậu Hán Thư. Vật được coi là "ấn vàng" đó, người ta đã đào thấy ở tỉnh Fukuoka vào thời chúa Tokugawa, nay vẫn có thể tới xem ở Viện bảo tàng Fukuoka.

     Lại nữa, qua những điều tra gần đây, người ta đã lần lượt phát hiện ra nhiều ngôi mộ cổ xưa chứng tỏ rằng ngay thời Himiko, đã có ở vùng Kinki, tức là vùng quanh kinh đô Kyoto ngày nay, một triều vua với thế lực đáng kể. Xét những sự thật như vậy, không chừng ta có thể coi nền văn minh Nhật Bản đã có từ lâu trước thời đại Himiko[2].

      Cũng có thể là một thời gian trước hoặc sau đầu công nguyên, nền canh nông đã phát triển và do đó đã có một triều vua. Tuy nhiên, dù cho thời đó đã có một triều vua đi chăng nữa, thì tôi cũng chỉ định nghĩa đó là một quốc gia "thời sơ cổ," chứ chưa phải là "thời cổ" tức là thời kỳ người ta đã biết coi trọng sự gia tăng số lượng vật chất.

      Trong lịch sử Tây Âu, thì từ thời Kim tự tháp tới thời đế quốc La Mã tan rã, và trong lịch sử Trung Hoa, thì thời thái cổ kể từ nhà Ân, tức triều đại Hạ, cho tới đời Ðường, nghĩa là suốt khoảng thời gian trước thời "trung cổ" đều gọi là "thời cổ." Nhưng ngay trong khoảng thời gian dài này thì nửa trước và nửa sau đã có sự khác nhau lớn lao. Nên gọi thời đại mà con người chỉ biết gieo hạt rồi chờ thu hoạch trên những thửa đất có điều kiện thiên nhiên tốt, nghĩa là thời đại coi sự cầu đảo thần linh làm trọng hơn là trông cậy vào tri thức và sự cần cù, là "thời sơ cổ." Còn thời đại sau cách mạng nông nghiệp, tức là biết dùng thủy lợi và thâm canh để cải thiện đất đai, rồi do đó coi trọng kỹ thuật và sự cần mẫn, là "thời cổ." Theo tôi, thì chia ra như vậy mới đúng.
...

Ebook tiếng Việt miễn phí - 12 người lập ra nước Nhật - Sakaiya Taichi
12 Người Lập Ra Nước Nhật
Nguồn từ: Cleverstore.vn

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ebook tiếng Việt miễn phí, Ebook truyện hay, Ebook truyện kiếm hiệp


LIKE and Share this article: :

Di Thảo số 1 - Nguyễn Trường Tộ

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Di Thảo - Nguyễn Trường Tộ

DI THẢO SỐ 1


BÀN VỀ NHỮNG TÌNH THẾ LỚN TRONG THIÊN HẠ

(Thiên hạ đại thế luận)

      (Tháng 2-3 năm Tự Đức 16 tức tháng 3-4 năm 1863)

      Tôi là Nguyễn Trường Tộ, bề tôi nước Đại Nam đã từng trốn ra nước ngoài xin đem những điều mà tôi đã biết và thấy một cách chính xác về sự thế trong thiên hạ, mạo tội kính bẩm.

      Trộm nghĩ việc trong thiên hạ chỉ có “thế” mà thôi. Chữ “thế” là nói bao gồm cả thiên thời nhân sự. Cho nên người biết rõ “thế” thì không trái trời, không mất thời, không hại người, không hỏng việc.

      Hãy nói về thiên đạo trước. Khí đất là từ Bắc đến Nam, vận trời từ Tây sang Đông, theo Hà Đồ thì thủy ở về phương Bắc, hỏa ở về phương Nam, kim ở phương Tây, mộc ở về phương Đông. Thuỷ thì diệt hỏa, kim diệt mộc, ấy là kẻ tự nhiên của trời đất luôn luôn như vậy.

      Ngày nay các nước phương Tây, đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên Trúc, Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống, Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây châu, không đâu là không bị họ chẹn họng bám lưng. Nước Nga thì từ Tây Bắc đến Đông Nam gồm tất cả các nước Đại Uyển, Cốt Lợi Cán, Mông Cổ và các xứ ở phía Bắc Mãn Châu, không đâu là không dân những nơi đó. Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người Âu đều đặt chân tới, như tằm ăn cá nuốt, ở đâu thuận với họ thì họa; ai hòa với họ thì được yên, ai cự lại thì dùng binh lực giao tranh; trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ. Như thế, nếu đó không phải là ý trời định, địa thế xoay vần, thì sao không lấy số đông của bốn đại châu mà kháng cự lại người Tây phương? Huống hồ nước Việt ta là một nước bé nhỏ, tại sao lại muốn trái đạo trời mà làm những việc thiên hạ khó làm được?

     Đến như địa thế Trung Hoa chiếm 1 phần 3 Đông phương nhân số đến 360 triệu, uy thế lẫy lừng, ai cũng phải thần phục họ cả, thế mà từ thời Minh về sau, người Tây phương vượt biển sang Đông, hai bên đánh nhau, thây chất thành đống, sau phải giảng hòa không biết bao nhiêu lần. Còn như ta là một xứ nóng, gần kề Quế Hải, là trạm nghỉ chân của người Tây phương trên đường sang Đông. Con giao long khi thấy đầm vực thì nghĩ cách đầm mình chứ không thể chịu bỏ mà đi.

    Mới đây, người Pháp thừa thế đánh xong tỉnh Quảng Đông, đã đưa quân tinh nhuệ xuống phía Nam, làm Đà Nẵng thất thủ. Khi ấy giả sử ta có 10 vạn quân, cũng không đánh nhau được với họ. Phàm việc binh cốt ở thần tốc, họ đã biết rõ ràng quân ta mới nghe thanh thế họ đã phách lạc hồn xiêu rồi, hơn nữa cảng Đà Nẵng cách các doanh trại ta chẳng bao xa thế tại sao họ không thừa thế chẻ tre, xua quân tinh nhuệ tiến tới mà lại thôi? Sao cứ thong dong nhàn hạ không cần lợi dụng thế tốc chiến? Hay vì họ nghĩ rằng ta phòng bị chưa kiên cố. Bởi lẽ ta càng phòng bị kiên cố chừng nào thì càng tỏ rõ được cái năng lực công phá của họ chừng ấy. Họ không cần thừa chỗ sơ hở mà đánh xuất kỳ bất ý như đối với nước địch có thế lực ngang ngửa với họ. Hơn nữa, người Pháp đến đây, một là hỏi ta vì sao giết hại giáo sĩ, hai là hỏi vì sao không chịu giao thiệp, ba là xin ta cắt cho một vài chỗ để làm đường giao thương như các nước thường làm. Lúc đầu họ không có ý định cướp nước người. Nếu những yêu sách của họ được thỏa mãn, họ sẽ chấm dứt những hành động gây hấn như đã ước định chứ đâu đến nỗi dây dưa lan rộng ra như thế. Cũng ví như nước lụt, người hiểu biết thì thuận theo thế nước mà cho chảy xuôi, để nước chảy về sông về biển thì hết, nếu ngăn đọng lại thì úng núi ngập gò, tắc lại thì trôi nhà trôi cửa. Cho nên người khéo trị lụt, thì việc làm hết sức đơn giản.

     Hiện nay quân Pháp đã chỉnh cư thành Gia Định và các phủ huyện thuộc hạt, họ đào kinh đắp luỹ trù kế lâu dài để tỏ ra không chịu đi, như hổ đã về rừng, rồng đã xuống biển. Bây giờ như ta muốn cố thủ thành trì đợi cho họ tê liệt thì thật chẳng khác nào muốn quét sạch lá rừng, tát cạn nước biển. Không hòa mà chiến, khác nào cứu lửa đổ thêm dầu, không những không cứu được mà còn cháy nhanh hơn nữa.

     Tôi thường nghiên cứu sự thế trong thiên hạ mà biết rằng hòa với Pháp là thượng sách. Hơn nữa ở Châu Âu việc võ bị chỉ có nước Pháp là đứng hạng nhất, hùng mạnh nhất không thua ai cả. Họ lại có tính khẳng khái, hiếu chiến, với uy phong của một quân đội có xe sắt. Tuy dụng binh nhưng cũng biết trọng nghĩa giữ lời, không như các nước chỉ chuyên thủ lợi. Khi kéo quân đi đánh thì khí thế hiên ngang, thái độ hân hoan. Khi lâm trận thì xông pha tới trước, không chịu tụt lùi. Khi thắng trận thì cả nước hoan hô, dù tổn thất nghìn muôn người cũng chẳng tiếc, chỉ sao cho uy danh hùng tráng, quốc thể được bảo toàn làm trọng. Các tướng thì gan dạ, nhiều mưu trí, thạo binh pháp, thuỷ chiến, lục chiến đều rất giỏi. Thật đúng như sách DOANH HOÀN CHÍ LƯỢC đã chép vậy.

     Nếu như ngày kia Pháp đưa quân đến thì việc vượt biển cũng như đi trên đất bằng, trèo non như đi trên đường bộ. Nước ta tự núi kề biển, địa thế như một con rắn dài. Nếu họ dùng hỏa thuyền chia nhau đánh cắt các tỉnh dọc bờ biển, lại cho các tàu đậu ngoài cửa sông lớn để triệt sự vận tải đường biển của ta, lại cho một đạo quân đóng giữ ở Hoành Sơn để chặn đường tiếp tế bằng đường bộ và cắt đường qua lại của đội quân Cần Vương, rồi lại đổ bộ tiến đánh các chỗ xung yếu, gấp rút truyền hịch khắp Nam Bắc, chiêu mộ bọn giặc cướp ẩn náu dùng làm bọn dẫn đường, thì thuỷ binh của ta sẽ trở thành vô dụng. Bộ binh thì đại lộ không thông. Chỉ còn đường Vạn Tượng, Ai Lao, Trấn Ninh và đất Cao Miên thì lại hiểm trở khó đi mất nhiều ngày tháng đầu đuôi không liên lạc được với nhau. Nếu họ đánh một trận thì ta đã bị cái thế chia năm xẻ bảy. Dù cho có trí dũng cũng không kịp ra mưu.Đại thế đã mất, lòng quân sĩ đã lìa thì còn ai đánh giặc nữa? Địa lợi như thế thì không thể trông cậy vào đâu được.

     Quân lính của ta lại chuyên dùng gươm dao gậy gộc, không thạo súng ống, dù phục binh cài bẫy, nhưng trận đồ như vậy chỉ hợp cho những tình thế không cấp bách, chỉ đánh được gần chứ không đánh được xa. Nếu họ dùng súng trường từ xa bắn suốt tới, thì quân ta chưa giáp trận mà gươm giáo đã tan tành. Khi họ đến gần thì dùng lưỡi lê xung phong một người đương được cả 100 người, xông lên như nước sông chảy xiết. Lúc ngừng lại thì như núi dựng, xông vào chẳng qua cũng như chuồn chuồn lay cột đá mà thôi.

     Hơn nữa, họ đã lão luyện chiến trận những phương pháp của Đông phương như dụ địch, kiêu binh, địa lôi, hỏa công, sập hầm, thuốc độc họ đều biết cả, dù có người trí xảo đến mấy cũng không nhử được họ. Huống chi việc thắng bại lại do ở nhuệ khí. Họ từ xa đến, dấn thân vào chỗ chết với khí thế một ra đi là không trở về. Còn quân lính ta xưa nay vốn nhát gan, lại chưa quen đánh trận với nước khác, một ngày kia gặp phải quân địch mạnh mẽ, tuy có lòng dũng cảm nhưng khí thế đã suy, lại đánh đâu thua đó, vừa mới nghe bóng nghe gió đã mất hết hồn vía, tham sống sợ chết là lẽ thường tình. Chỉ trước khi ra trận mà có lòng quyết thắng địch thì mới khỏi chết. Nay đã biết họ có thể tất thắng, ta có cơ dễ thua, lại không biết phép ra quân của họ biến hóa như thế nào mà đem quân nhút nhát của mình ra đánh lại quân vô địch của họ thật chẳng khác nào như bắt muỗi đội núi, đem dê đấu hổ, rõ ràng là lối tấn công như vậy không dùng được nữa.
...

Ebook tiếng Việt miễn phí - Di Thảo - Nguyễn Trường Tộ

Di Thảo
Nguồn từ:Cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


LIKE and Share this article: :

Nguyên Tổ Hai Giòng Họ Lý Tại Ðại Hàn

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Ði Tìm Con Cháu Thuyền Nhân 849 Năm 

Trước

Yên Tử Cư Sĩ Trần Ðại Sĩ


Nguyên Tổ Hai Giòng Họ Lý Tại Ðại Hàn


       Ngày 17 tháng 9 năm 1957, Tổng-thống Ngô-đình Diệm công du Ðại-hàn (1). Năm sau, ngày 6 tháng 11 năm 1958, Tổng thống Ðại-hàn dân quốc là Lý Thừa Vãn, viếng thăm Việt-Nam. Trong dịp này ông đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt. Báo hồi ấy có tường thuật sơ sài. Còn chính quyền thì gần như không để ý đến chi tiết lịch sử này.

      Bấy giờ, đệ nhất Cộng-hòa thành lập chưa quá hai năm, mới chỉ có viện Khảo-cổ, không có cơ quan nghiên cứu lịch sử. Cho nên không ai nghĩ đến việc sang Ðại-hàn tìm hiểu xem họ Lý từ Việt Nam, đã di sang đây từ bao giờ? Ai là nguyên tổ của họ?

      Thời gian này tôi mới 19 tuổi, vừa bước chân vào đại học. Nhưng nhờ thấm nhuần Nho-giáo, nên đã chững chạc lắm rồi. Tôi viết thư cho sứ quán Ðại-hàn tại Việt-Nam để hỏi về chi tiết này. Dĩ nhiên tôi viết bằng chữ Nho. Hơn tháng sau tôi tôi được thư trả lời của tộc Lý tại Nam-hàn. Trong thư, họ cho tôi biết rằng:

      "Tổng-thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của Kiến-bình vương Lý Long Tường. Kiến Bình vương là con thứ 6 của vua Lý Anh-tông. Người cùng tông tộc sang Cao-ly vào đầu thế kỷ thứ 13 vì quốc nạn".

      Ánh sáng đã mở ra trước mắt tôi. Nhưng tôi tra trong Ðại-Việt sử ký toàn thư (ÐVSKTT), trong Việt-sử lược (VSL), trong Khâm-định Việt-sử thông giám cương mục (KÐVSTGCM), không bộ nào nói đến Kiến Bình vương Lý Long Tường cả.

       Tò mò chưa được thỏa mãn, nhưng tôi đành bỏ qua, vì bấy giờ tôi phải dồn hết tâm tư vào việc học. Năm 1959, trong khi lục lọi tại thư viện Paris, vô tình tôi đọc được Tập-san sử địa của Nhật-bản, số 2 năm 1941, trong đó nói vắn tắt rằng:

      "Năm Bính Tuất, 1226, bấy giờ là niên hiệu Kiến-trung thứ nhì đời vua Thái-tôn nhà Trần. Biết mình là con thứ sáu vua Lý Anh-tông, lại đang giữ chức đô đốc, tư lệnh hải quân, trước sau gì cũng bị Trần Thủ Ðộ hãm hại, nên ông đã đem tướng sĩ dưới quyền, tông tộc, cùng hạm đội ra đi, sau đó trôi dạt vào Cao-ly".

      Tôi tự hẹn, sau này có tiền sẽ sang Ðại-hàn tìm hiểu chi tiết này.

      Thế nhưng, sau khi ra trường, 1964, tuy đã có chỗ đứng vững chắc về phương diện tài chánh. Ngặt vì nghề sinh nhai lối dọc đường ngang, tôi vẫn không thực hiện được cái ước vọng sang Hàn quốc, tìm hiểu về nguồn gốc họ Lý tại đây.

      Mãi tới năm 1980, tháng 8, tôi đi trong phái đoàn Pháp, sang dự đại hội y khoa tại Hàng-châu Trung-quốc. Ở đại hội, tôi được tiếp xúc với phái đoàn Bắc-cao. Phái đoàn này có bác sĩ Lý Chiếu Minh ở Hùng-xuyên (Hunchon) và bác sĩ Lý Diệp Oanh ở Thuận-xuyên (Sunchon). Bấy giờ tôi đã 41 tuổi, còn Diệp Oanh mới 30 tuổi. Tuy là bác sĩ, thế nhưng cô tươi như hoa lan, phơi phới như hoa thủy tiên ban mai. Thấy mỗi bữa ăn cô lẩm nhẩm đọc kinh mà không làm dấu thánh giá, tôi cho là cô đọc kinh Phật. Tôi cũng đọc kinh Bát-nhã bằng tiếng Việt. Cô hỏi tôi:
     - Ủa! Anh đọc kinh cảm ơn Tổng-thống Valéry Giscard đấy à?

     - Không! Tôi đọc kinh Phật. Thế cô đọc kinh gì vậy? 

     - Phật đâu có cho anh cơm ăn, áo mặc ? 

     - Vậy cô đọc kinh gì ?

     Tôi đọc kinh cảm ơn cha già Kim Nhật-Thành đã cho chúng tôi đươc tự do, có cơm ăn, áo mặc!(2)

     Nghe cô nói, tôi rùng mình. Song thấy cô xinh đẹp, tôi đùa:

     "Ở nước tôi, vào thế kỷ thứ 12, dưới triều vua Lý Anh-tông, tổ tiên tôi là Trần Thủ Huy được gả công chúa Ðoan Nghi...".

     Diệp Oanh cắt lời: 

     "Sang đầu thế kỷ thứ 13, cũng tổ tiên anh là Trần Liễu được gả công chúa Thuận Thiên, Trần Cảnh được vua Chiêu Hoàng tuyển làm chồng. Rồi tổ tiên anh xua đuổi, nên tổ tiên tôi thành thuyền nhân, ngày nay Hàn quốc mới có họ Lý".

     À! Vạn lý tha hương ngộ tri kỷ đây. Biết rất rõ Diệp Oanh là con cháu của Kiến Bình vương Lý Long Tường, tôi đùa thêm: 

      "Biết đâu cô không là công chúa Ðoan Nghi, tôi không là Trần Thủ Huy tái đầu thai? Có lẽ chúng mình nên đi tiếp con đường tổ tiên mình đã đi".

      Diệp Oanh vã tôi một cái vào má trái, tỏ cử chỉ thân thiện. Song chúng tôi bắt con tim ngừng phiêu lưu ở đây, vì bấy giờ bà vợ tôi còn sống, còn quá trẻ; vợ chồng lại rất tương đắc ngoài đời, nồng thắm trong phòng the.

      Thế rồi chúng tôi nhận họ. Suốt đại hội, tôi với Chiếu Minh, Diệp Oanh gần nhau như bóng với hình. Tôi kể cho hai người nghe về những trang sử rực hào quang dưới thời Lý, nhất là huyền sử về Linh Nhân hoàng thái hậu (Ỷ Lan). Sau đại hội, Chiếu Minh, Diệp Oanh rủ tôi du lịch Bắc-cao. Bấy giờ là thịnh thời của chủ tịch Kim Nhật Thành, Bắc-cao khép kín cánh cửa với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên nhờ mang thông hành Pháp, nên tòa đại sứ Bắc-cao ở Bắc-kinh cho tôi cái chiếu khán được du lịch nghiên cứu về nhân sâm trong 8 ngày.

     Tới Bắc-cao, ông đại sứ Pháp tưởng tôi đi nghiên cứu nhân sâm thực. Ông lệnh cho văn phòng tùy viên văn hóa giúp đỡ tôi. Tôi không muốn nói dối ông đại sứ. Tôi thú thật là đi tìm một số tài liệu lịch sử.Dù biết tôi mượn danh đi nghiên cứu y khoa, cơ quan trao đổi y học dư thừa tài chánh đài thọ tất cả phí tổn cho tôi. Thế nhưng sứ quán Pháp vẫn giúp đỡ tôi tận tình. Nào cung cấp xe, cung cấp tài xế, gửi thư giới thiệu.v.v. Kể ra làm công việc nghiên cứu của Pháp cũng sướng thực. Xin vạn vạn lần cảm ơn tinh thần yêu văn hóa của nước Pháp.
...

Ebook tiếng Việt miễn phí - Đi tìm con cháu truyền nhân 849 năm trước


 Đi tìm con cháu truyền nhân 849 năm trước
Nguồn từ:Cleverstore.vn

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ebook tiếng Việt miễn phí, Ebook truyện hay, Ebook truyện kiếm hiệp


LIKE and Share this article: :

Bạn văn - Ông già nghiện sách thiếu nhi

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Bạn văn - Ông già nghiện sách thiếu nhi

Nguyễn Quang Lập.



Ông già nghiện sách thiếu nhi


Từ khi đi làm việc đến giờ mình được làm việc với ba ông sếp, đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Văn Lợi và Nguyễn Thắng Vu, cả ba mình đều   coi như anh trọng như thầy, họ cũng coi mình như thằng em thân thiết, đó là một diễm phúc không phải ai cũng có được.
Mình về làm việc ở Nhà xuất bản Kim Đồng năm 1996, bỏ báo Văn Nghệ về đấy vì với 800 ngàn của báo Văn nghệ không đủ nuôi vợ con, Kim Đồng hứa trả cho mình ba triệu đồng/ tháng, đơn giản chỉ có thế thôi. Nhiều bạn bè ngạc nhiên lắm, nói sao mày lại về Kim Đồng, mày mà về Kim Đồng a. Bây giờ nghĩ lại quả là bàn tay số phận đã chìa ra đúng lúc, từ ngày về Kim Đồng mình thật sự đổi đời.

Khi mình về đấy thì Kim Đồng đã qua kì hoạn nạn, đang đến kì thịnh vượng, chứ trước đó thì gay go lắm. Mấy anh quen sống trong bao cấp đến khi cơ chế chuyển đổi, Nhà nước bắt phải tay làm hàm nhai, không anh nào không lúng túng, có anh chết yểu ngay từ đâu, Kim Đồng cũng thế. Ai đời thuả một NXB trung ương mà giám đốc phải vay tiền nhân viên để in sách, sách bán không được càng vay càng khốn. Hình ảnh tổng biên tập Bùi Hồng phải bày cả chiếu sách bên Bờ Hồ, ngồi chồm hổm bán lẻ từng cuốn một… đến chết cũng chẳng ai quên.

Anh Vu nhận chức giám đốc đúng thời kì đó, anh bay đủ trò, xoay xở đủ kiểu, hết chuyện tranh ba chiều đến Tôn Ngộ Không cử động, vẫn không sao ngoi qua được cơn bĩ cực. Một ngày đẹp giời anh được một người từ Thái Lan về giới thiệu cuốn Đôremon, nói cuốn bày bán chạy lắm. Sách Nhật đọc từ sau ra trước, lóại truyện tranh comic được làm như phim, lâu nay xứ Việt chỉ quen tranh trên lời dưới, chưa ai biết tí gì về ngôn ngữ loại truyện tranh này, thành ra nhìn vào như nhìn cái hũ nút, chẳng ai hiểu gì cả.

Nhiều người khuyên nên bỏ, ta không hiểu làm sao trẻ con hiểu được, làm chẳng biết có bán được không khéo không ôm cục nợ vào thân, lại còn tiếng Nhật tiếng nhéo bản quyền bản kéo, mệt lắm. Nhưng anh Vu quyết làm, đó là quyết sách đúng đắn nhất của đời anh, đẩy Kim Đồng một bước lên tiên,  đưa Nguyễn Thắng Vu trở thành nhà làm sách số 1 của ngành Xuất bản.

Sách bán chạy không ngờ, số lượng tăng vùn vụt hàng ngày, từ năm bảy ngàn lên đến năm bảy vạn, cuối cùng dừng lại con số 20 vạn. Anh Vu nhiều lần véo vào đùi thử xem đang mơ hay là thật, một bước lên tiên quả thật còn hơn cả một giấc mơ, bây giờ nhớ lại chuyện này anh hãy còn rất xúc động.

Mình về Kim Đồng buổi sáng, buổi trưa anh gọi vào phòng, đưa cho ba triệu, nói em cầm lấy mà mắc cái điện thoại, mình nói em mắc rồi mà. Anh cứ dúi vào tay nói thì cứ cầm đi, anh em trong cơ quan đều có suất ba triệu mắc điện thoại cả, nhưng em mới về thì chưa được tiêu chuẩn ấy. Kể ra anh bảo văn phòng cấp cho em cũng được, nhưng như thế không hay, anh em mình cùng làng phải giứ ý. Khi đó mình mới biết  anh cùng làng với mình, nhà mình anh biết không sót người nào, lại còn chơi thân với ông anh cả, về sau lại biết anh còn có họ hàng xa với mình nữa.

Được vài ngày anh lại gọi vào đưa cho hai triệu, nói anh thấy dáng mày mặc áo da đẹp lắm, mua một cái mà dùng. Mình kiên quyết nói không, anh nhìn mình rưng rưng, nói thì cứ coi như anh mày cho mày, có gì đâu.

Mình áy náy quá kể chuyện này với anh Nam ( Trần Đình Nam), con rể cụ Nguyễn Huy Tưởng, anh Nam cười khì khì, nói ôi anh cho tao nhiều lắm, cho mày thế đã ăn thua gì. Sau này thì biết trong cơ quan ai có chút khó khăn anh đều giúp đỡ cả, chẳng cứ gì mình. Anh thuộc típ trọng người tài, đám văn trẻ Trần Đức Tiến, Trần Kì Trung, Đỗ Quang Hạnh, Bùi Chí Vinh… gặp lần nào anh đều dúi tiền vào túi.

Số anh hình như sinh ra để bao bọc người khác. Hồi chiến tranh anh phải nuôi một đàn cháu lắt nhắt lít nhít đứa mất mẹ đứa bố chết.  Cái thời đói khổ vô biên, thêm một miếng ăn không hề đơn giản, một mình anh kéo một đoàn tàu há mồm cả con lẫn cháu mười mấy đứa, ai nhìn cũng phát sợ. Đến thời đổi mới, cháu con đứa nào cũng ăn ra làm nên, NXB Kim Đồng đến kì phát đạt thì anh lo bao bọc người ngoài.

Có lẽ không có cơ quan nào dám nuôi 100 bà mẹ Việt Nam anh hùng như Kim Đồng, cũng chẳng nhà xuất bản nào dám xây cả chục cái trường học như Kim Đồng, chưa kể hàng ngàn suất học bổng Đôremon, hàng chục thư viện lớn nhỏ các xã vùng sâu vùng xa. Thực ra Kim Đồng chả giàu, có chút của ăn của để chứ chả giàu, ối cơ quan giàu gấp năm gấp mười Kim Đồng chẳng ai làm như anh.

Mình ngồi với Nguyễn Nhật Ánh lần nào cũng vậy, nói chuyện loanh quanh một hồi thế nào cũng lại cũng nói chuyện anh Vu. Chưa thấy ai Ánh quí và phục như anh Vu. Ánh viết văn, thành đạt văn chương trước khi gặp anh Vu nhưng có thể nói chắc rằng nó chỉ trở thành đại gia văn học thiếu nhi  khi và chỉ khi gặp anh Vu. Ít ai chăm sóc khách hàng tỉ mỉ, cụ thể đầy thái độ trân trọng và thân thiết tựa người nhà như anh Vu, Ánh vượt qua kì hoạn nạn cũng một phần có sự giúp đỡ của anh. Bộ Kính vạn hoa đã đưa Nguyễn Nhật Ánh lên nhà văn có số lượng bạn đọc lớn nhất trong lịch sử văn học nước nhà, trong đó có công của anh Vu không nhỏ, nếu không muốn nói là rất lớn.

Tuồng như trời sinh Nguyễn Thắng Vu ra để làm sách thiếu nhi, anh nghiện làm sách đến độ có lẽ chỉ trừ khi ngủ là anh không nghĩ về sách. Bất kì lúc nào anh cũng nghĩ về sách, nói về sách, anh nói say sưa không biết chán kể từ tuổi ba mươi cho đến gần tuổi tám mươi rồi vẫn cứ nói. Mỗi năm nhà Kim Đồng cho ra cả nghìn đầu sách, không cuốn nào anh không chăm chút từng ly từng tí, một cái lỗi kĩ thuật bé tí cũng làm anh mất ngủ..

Anh Nam nói anh Vu nghiện sách thiếu nhi hơn người ta nghiện thuốc phiện. Mình gật đầu cái rụp, nói đúng đúng, bây giờ nếu ai đó cấm anh  Vu nghĩ về sách thiếu nhi thì anh chết ngay tức khắc chẳng cần bệnh tật gì.
....

Ebook tiếng Việt miễn phí - Bạn văn - Ông già nghiện sách thiếu nhi

Nguồn từ:Cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


LIKE and Share this article: :

Điển hay, Tích lạ - Không vào hang hùm sao bắt được cọp con

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Điển hay, Tích lạ - Nguyễn Tử Quang

Không vào hang hùm sao bắt được cọp con


        "Không vào hang hùm sao bắt được cọp con", nguyên Hán văn: "Bất nhập hổ huyệt an đắc hổ tử". Đó là lời nói bất hủ của tướng Ban Siêu đời nhà Hán ở Trung Hoa.

         Ban Siêu người đất Bình Lăng. Cha là Ban Bưu, anh cả là Ban Cố, em gái là Ban Chiêu, đều là những người học vấn uyên thâm nổi tiếng một thời. Siêu cũng là người học rộng tài cao, hay thích biện luận.

        Năm thứ năm, niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế (58-76)[1], Siêu theo anh và mẹ lên Lạc Dương. Nhà nghèo, phải viết mướn trong dinh quan Tri Phủ để kiếm tiền nuôi mẹ. Cuộc đời chật vật và vô vị đã khiến Ban Siêu chán nản uất ức. Đã nhiều đêm nằm trên chiếc chiếu rách, quạt phì phạch chiếc quạt nan, Siêu nhìn lại dĩ vãng mà đau lòng, rồi trông vào hiện tại mà lo lắng cho tương lai của mình và cả gia đình. Là một thanh niên có học thức, huyết chí phương cương, Ban Siêu không thể để cuộc đời trôi theo dòng đời một cách tầm thường, vô vị.

       Một hôm, đang viết công văn cho quan phủ, Ban Siêu bỗng vứt mạnh bút xuống giường, hét lên một tiếng, khẳng khái nói: "Đại trượng phu sinh ra ở trên đời phải lập cho mình một sự nghiệp hiển hách mới thỏa chí bình sinh, chớ sao lại chịu chết già chốn bút nghiên đói lạnh này!" Đoạn Siêu bỏ đi.

       Mười sáu năm sau, Đậu Cố vâng lịnh vua Hán đem binh đánh Hung Nô, Siêu tùng quân, giúp nhiều kế hay, có công lớn, được phong chức Tư Mã.

       Đậu Cố thấy Ban Siêu có tài bèn sai đi sứ cùng Quách Tuân sang Tây Vực.

       Quách Tuân và Ban Siêu đến nước Thiên Thiện. Vua nước này tiếp đãi rất nồng hậu. Nhưng ít lâu sau, Siêu nhận thấy thái độ nhà vua bỗng lạnh nhạt với mình nên sinh nghi. Tìm cách hỏi dò lính hầu thì mới biết nhà vua nghe lời gièm pha của bọn sứ thần Hung Nô vừa mới đến đây vài ngày nên nhà vua không ưa chuộng bọn Ban Siêu nữa. Là người thông minh quyết đoán, Siêu tiên đoán ngay tương lai nguy hiểm nên vội tìm cách đối phó.

        Biết Quách Tuân là người nhu nhược nên Siêu không tính kế với hắn; chỉ triệu tập thủ hạ cả 36 người uống rượu bàn mưu. Rượu đã ngà ngà, Siêu lấy lời nói khích:

-Anh em cùng tôi xa xôi ngàn dặm đến đây, ai cũng muốn lập công lớn để mong cầu phú quý. Sự nghiệp chưa thành mà nguy cơ đã đến. Hiện nay sứ Hung Nô vừa tới đã cố ý gièm pha, khiến vua Thiên Thiện thay lòng đổi ý lãnh đạm với chúng ta. Nếu chẳng may chúng ta bị nhà vua bắt nạp cho Hung Nô, chết uổng mạng nơi đồng hoang, làm mồi cho hổ báo, thì anh em liệu có cam tâm chịu chết nhục không?

       Bọn thủ hạ nghe nói vừa sợ vừa tức, đồng thanh nói:

       -Việc gấp rút như thế, sống chết xin theo lịnh ngài.

        Siêu bảo:

        -Không vào hang hùm sao bắt được cọp con. Chúng ta bây giờ thừa đêm tối trời, xông vào đốt phá dinh trại Hung Nô. Xuất kỳ bất ý hẳn phải toàn thắng.

        Thế rồi, vào canh ba đêm đó, Siêu dẫn thủ hạ đến gần trại Hung Nô, chia làm hai đội[2]. Một đội phục đằng sau có đủ khí giới trống chiêng; một đội phục đằng trước, tay sẵn sàng cung tên chờ lịnh.

        Quân Hung Nô ngon giấc. 

        Ban Siêu tức tốc hạ lịnh nổi lửa đốt trại.

        Lửa bốc cháy. Khói mù mịt. Lửa theo gió, gió thổi lửa. Gió lửa tung hoành trong bầu trời mù mịt bóng đêm. Quân Hung Nô choàng dậy, hoảng hốt, kêu khóc vang dầy, bỏ chạy tán loạn.

       Phục binh của Siêu nhất tề đứng dậy, hò hét inh ỏi. Kẻ dùng tên bắn, người dùng giáo đâm, kẻ dùng đao chém. Chỉ trong chốc lát, quân Hung Nô bị mất ba bốn chục đầu. Còn hơn trăm tên khác đều bị cháy trong đống lửa, không một kẻ thoát thân.

      Thắng trận, Ban Siêu lên mặt, hạ lịnh đòi vua Thiên Thiện đến, cho xem mấy chục thủ cấp Hung Nô. Vua sợ hãi quá, phải xin hàng làm thuộc quốc Hán triều.

      Hoàn thành nhiệm vụ, Ban Siêu trở về nước, được vua Minh Đế khen thưởng, phong chức quan Tư Mã, ban cho 200 tấm vải.

       Sau Ban Siêu còn lập nhiều chiến công vĩ đại nữa là đánh bại nước Quy Tư, uy danh lẫy lừng. Suốt cõi Tây Vực, 50 nước rải rác khắp bắc đạo cũng như nam đạo đều phải dâng biểu triều cống nhà Hán, Siêu được vua Hán trọng đãi phong chức Đinh Viễn Hầu[3].

        Sau 31 năm tung hoành Tây Vực, Ban Siêu đã 71 tuổi.

        Trong tác phẩm "Chinh phụ ngâm", bản dịch của Đoàn Thị Điểm, có câu:

        Chàng trẻ tuổi vốn dòng hào kiệt,

        Xếp bút nghiên theo việc đao cung.

        Và: 

       Múa gươm rượu tiễn chưa tàn, 

       Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.

       "Hang beo" hay "hang cọp" (hổ huyệt) cùng đồng nghĩa để chỉ chỗ nguy hiểm. "Xếp bút nghiên", "Hang beo" đều do điển tích trên.
....
Bạn có thể Download full bộ truyện tại đây.

Ebook truyện hay - Điển hay, Tích lạ - Không vào hang hùm sao bắt được cọp con

Điển hay, Tích lạ
Nguồn từ: Cleverstore.vn

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


LIKE and Share this article: :

Kim Dung và Minh Giáo - Nguyễn Duy Chính

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Kim Dung và Minh Giáo - Nguyễn Duy Chính


Kim Dung và Minh Giáo



       Hình như ai trong chúng ta khi đọc Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung (được tiền Phong Từ Khánh Phụng dịch ra Việt ngữ dưới nhan đề Cô Gái Đồ Long) đều tự hỏi Minh giáo có thực hay không, những bang phái, giáo hội đã sinh hoạt và ảnh hưởng thế nào trong xã hội. Theo bộ tiểu thuyết kiếm hiệp này, Minh giáo là một tôn giáo được tổ chức chặt chẽ và qui mô, đứng đầu phe tà và đã từng nhiều lần đụng độ với phe chính phái. Sự xuất hiện của họ thật kỳ bí và như một tấm màn dần dần vé lên, mỗi lúc lại cho chúng ta biết thêm một số chi tiết về hoạt động, về tổ chức cũng như về giáo qui của họ. Trong sử sách, Minh giáo cũng được nhắc đến, tuy không phong phú như những tôn giáo khác, nhưng cũng đại biểu cho một hệ thống tư tưởng, cái hệ thống nhị nguyên không những phổ biến trong nhiều cơ sở triết học của thế giới, mà lại cũng dễ dàng được quần chúng chấp nhận hơn vì phân biệt trắng đen, thiện ác, có những tiêu chuẩn nhất định không mơ hồ như hệ thống nhất nguyên. Nhìn theo quan điểm xã hội, hệ thống tư tưởng của Minh Giáo[1] lại tương đồng với Tây phương và trong một thời gian khá dài, những cơ sở đó tranh huy với những tôn giáo khác, tuy trên bình diện triết học không áo diệu bằng Phật học hay Lão học, nhưng về phương diện tổ chức, Minh giáo có tính quần chúng hơn và phát triển cũng có qui củ hơn. Chỉ về sau này, khi Nho giáo được đưa lên thành hệ thống học thuật làm thước đo cho khả năng của kẻ sĩ, đẩy lùi các tôn giáo khác ra khỏi quan trường, Minh giáo mới suy yếu và dần dần biến mất. Trong phạm vi bài này, chúng tôi sẽ đối chiếu những chi tiết mà Kim Dung đưa ra trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký với Minh giáo trong sách vở để nhìn lại một vấn đề luôn luôn hiện hữu trong suốt lịch sử Trung Hoa: vai trò của tôn giáo trong các cuộc nổi dậy.



Minh Giáo: Bái Hỏa giáo hay Mani Giáo?
      Khi nói tới Ba Tư (tức Iran ngày nay), chúng ta vẫn hình dung đó là một xứ mà mình vẫn goị là “nghìn lẻ một đêm” với những truyện thần kỳ thật phong phú. Có lẽ ít ai biết rằng ở vào những thế kỷ đầu Công Nguyên, khu vực Trung Đông cũng đã có nhiều giao tiếp với Trung Hoa trên nhiều mặt, và tôn giáo chính của họ khi đó cũng khác hẳn với thế giới Muslim chúng ta thấy ngày nay. Đã có những triều đại thân cận với nước Tàu đến nỗi khi họ bị xâm chiếm[2], họ chạy qua cầu cứu và nhờ viện binh để quay về “phục quốc”, chẳng khác gì những Lê Chiêu Thống, Trần Thiêm Bình ở nước ta. Đời nhà Đường, vì gốc tích của họ cũng mang giòng máu ngoại vực, việc trao đổi văn hóa giữa các dân tộc vùng Trung Đông và Hán tộc cũng được dễ dàng. Sự phát triển và thịnh trị của thời kỳ này cũng nhờ vào chính sách tương đối khai phóng thuở ấy. Không những khoa học, kỹ thuật, các loại sản phẩm công nghiệp được trao đổi, mà tôn giáo cũng từ bên ngoài du nhập vào Trung thổ rất nhiều. 
      
      Thời kỳ đó, phía Tây Trung Hoa có một dân tộc tương đối phát triển là Thổ Phồn, tổ tiên của dân tộc Tây Tạng ngày nay, là một chi lưu của người Khương. Khi vua Đường Thái Tông lên ngôi (626 Tây Lịch), vua nước Thổ Phồn là Tùng Tán Hãn Bố giao hiếu với Trung Hoa, được vua nhà Đường gả Văn Thành Công Chúa cho (641 TL). Sử sách chép rằng Công Chúa mang theo một đoàn tùy tùng rất lớn đến hơn năm ngàn năm trăm người, lại không biết bao nhiêu là sản vật, gia súc, tư trang, hàng hóa. Từ đó những vương tôn công tử nước Thổ Phồn sang Trường An du học mở đầu cho một thời kỳ giao lưu văn hóa giửa Trung thổ và các nước phía Tây. Chính thời này, các phát kiến của Trung Hoa như chế tạo nông cụ, dệt vải, nuôi tằm, xây cất, làm giấy, đồ gốm, luyện kim, lịch toán, y học … truyền ra bên ngoài và ngược lại nhiều kỹ thuật từ các nước Trung Đông cũng truyền vào nước Tàu. (Dư Tử Lựu, Nguồn Gốc Con Rồng – Long Đích Căn, Thương Vụ An Thư Quán , Hongkong 1985, tr. 176)

      Về tôn giáo, việc truyền bá từ bên ngoài vào Trung Hoa đã có từ lâu. Ngay thời Nam Bắc Triều, một tôn giáo từ Ba Tư có tên là Bái Hỏa Giáo (Zoroastrianism) được truyền vào Trung Quốc. Tôn giáo này do một người  Ba Tư tên là Zarathushtra – nguyên nghĩa là con lạc đà già – thành lập từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên tại Đại Hạ (nay ở biên giới A Phú Hãn). Người ta gọi họ là Majus hay Mazdeans. Giáo đồ của tôn giáo này lấy kinh của Ba Tư là A Duy Tư Đà (Avesta Gatha) làm kinh điển, chủ trương phân ra làm hai bên thiện ác, nhị nguyên. Theo họ, việc gì quang minh, lửa, thanh tĩnh, sáng tạo, sự sống thuộc về thiện đoan. Còn hắc ám, ác, dơ bẩn, phá hoại, chết thuộc về ác đoan. Con người được tự do chọn lựa để làm điều thiện hay điều ác. Khi chết đi sẽ được Thượng đế (tức Ahura Mazda) phán xét, ai qua được thì lên thiên đường, người nào không qua thì xuống địa ngục. Vì thế khi còn sống mọi người phải làm lành, lánh dữ, bỏ chỗ tối mà tìm chỗ sáng. Châm ngôn đạo đức của họ là nghĩ điều lành, nói điều lành, làm điều lành. Họ có một nghi thức riêng để lễ “thánh hỏa” dưới quyền chủ tế của một “majus”. Tôn giáo này có thời là quốc giáo của Ba Tư trong triều đại Sasanian.

      Đạo Bái Hỏa truyền vào bắc Trung Hoa từ năm  516-9 theo phái đoàn của người Ba Tư.  Đến đời Tùy,  họ được thành lập ở Trường An những khu vực riêng để hành đạo. Ngoài việc trao đổi các sứ thần giữa hai bên, các thương nhân Ba Tư cũng sang Trung Hoa buôn bán. Hiện nay, tại Quảng Châu, Tuyền Châu, Dương Châu và Trường An, Lạc Dương vẫn còn nhiều dấu tích của người Ba Tư thời đó. 

      Năm 621, tiên từ (shrine) đầu tiên được xây dựng cho người “hồ” ở kinh đô và đến năm 631 thì một tu sĩ (Magi) được vào làm quan trong triều. Đến năm 652, khi người Muslim từ Ả Rập (Islam) sang xâm chiếm Ba Tư, họ bị đánh đuổi, một phần chạy sang phía tây nước An (nay còn lại ở Bombay được gọi là Parsees có nghĩa là người Persian) nhưng một số lớn chạy sang Trung Hoa, khi đó vào đời nhà Đường. Vua cuối cùng của triều đại Sasanian là Yazdegird đệ tam (Yazdagard III) cầu viện  vua Đường Thái Tông để đem quân khôi phục đất nước. Tuy nhiên, nhà Đường từ chối và họ đành phải sống lưu vong với dân chúng vùng Tân Cương ở Trung Á nhưng lại bị thổ dân phản bội. Gần đây, khi khai quật một số địa điểm vùng Tây An, người ta đã tìm thấy một số tiền làm bằng bạc của Ba Tư thời kỳ này, nhiều mộ chí bằng cả hai thứ tiếng Ba tư và chữ Hán. (Dư  Tử Lựu, tr. 183)

      Nhà Đường tiếp tục  bảo vệ con của Yazdegird là Peroz (Firuz) và cho phép họ được xây cất đền thờ và tiếp tục hành đạo. Peroz vẫn được công nhận là vua nước Ba Tư và được phong một chức võ quan tại triều. Ong ta chết ở Trường An và con là Narseh được tập tước vương. Narseh cố gắng đem quân Tàu về lấy lại nước nhưng thất bại và những người thuộc triều đại Sasanian định cư tại Trung Hoa trong khoảng 200 năm. Một số tiểu quốc được hình thành nằm giữa biên giới Ba Tư và Trung Hoa không theo đạo Hồi, độc lập đã tồn tại trong nhiều năm và nhiều phái bộ, sứ thần đã đến kinh đô nhà Đường trong khoảng từ 713 đến 755 sau TL. Những cư dân của các tiểu quốc này trở thành những người buôn ngọc, phù thủy, thợ thủ công và thương nhân. Họ xây dựng bốn, năm tiên từ  (thánh đường), tại Trường an, hai, ba tiên từ tại Lạc dương, một tại Khai Phong và nhiều nơi khác như Dương châu, Đôn Hoàng, Thái Nguyên … Họ cũng di cư đến nhiều nơi khác, có người tới tận Hải Nam và vùng nước ta nhưng không biết rồi ra sao. 

       Đến năm 845, nhà Tống tiêu diệt các tôn giáo và bài xích tất cả các tôn giáo từ nước ngoài, nhất là đạo Phật và Bái Hỏa giáo cũng bị tiêu diệt. Vì họ coi lửa là đại biểu của quang minh (sáng sủa), nên việc thờ phụng “lửa thần” (thánh hỏa) là nghi lễ chính yếu. Người Trung Hoa gọi tôn giáo này dưới nhiều tên như tiên giáo, hỏa tiên giáo, bái hỏa giáo, ba tư giáo … Bái hỏa giáo đến đời Nguyên hay Minh thì không còn ai biết đến. Theo sách vở, bái hỏa giáo là một tôn giáo chỉ thu hẹp trong phạm vi chủng tộc và không chủ trương bành trướng hay chiêu dụ người ta theo đạo. Kinh điển của họ không được dịch sang tiếng Tàu và có lẽ người Tàu cũng không ai đổi qua theo đạo này. Tuy nhiên, họ cũng đem lại một số ảnh hưởng, vì đời Đường là triều đại mở cửa nên nhiều kỹ thuật mới được du nhập, nhiều sắc thái văn hóa được đón nhận trong sinh hoạt hàng ngày.

       Một tôn giáo khác cũng truyền từ Ba Tư là Ma Ni giáo (tức Manichaeism, do Mani người Ba Tư sáng lập vào thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên). Ma Ni giáo kết hợp nhị nguyên luận của hỏa tiên giáo, đồng thời dung hợp nhiều tôn giáo trong đó có một số tư tưởng của Phật giáo và Ki tô giáo mà thành. Ma ni giáo được gọi là tôn giáo của ánh sáng (Religion of Light) và truyền vào Trung Hoa qua nhiều sự tích ly kỳ. Cho đến giờ phút này, người ta vẫn chưa rõ Mani là tên người hay là một cách xưng hô tôn quí. Nghĩa của chữ này cũng không rõ ràng, theo cổ ngữ Hi Lạp thì là skeuos và homilia, nhưng hình như nguyên thủy lại bắt nguồn từ tiếng Babylonian-Aramaic có nghĩa là Vua của Anh Sáng. 
       Mani sinh ra tại Baghdad, khoảng thế kỷ thứ 3, dưới thời mà người Ba Tư làm chủ cả khu vực Mesopotamia, ngày nay là Iraq. Cha ông hình như là người Mandaeans. Sau khi đi lang thang trong vài năm, sống đời khổ hạnh để suy tưởng về giáo lý, năm 242 (có chỗ chép rõ là ngày 20 tháng 3) ông được mặc khải và tự cho mình là một nhà tiên tri, lập nên một giáo phái mới. “Cũng như Phật Thích Ca đến An Độ, Zoroaster với Ba Tư, hay chúa Jesus đến miền Tây, thời kỳ này thiên sứ đến với ta, tức Mani, đến với vùng Babylonia”. Đó là lời tuyên bố của ông và tự cho mình là một tông đồ của Thượng đế. Ong lại đi lên Bactria ở miền tây bắc An Độ, và nghiên cứu thêm về Phật giáo. Ong chịu ảnh hưởng sâu đậm của các tư tưởng Gnostic (một chi phái của Thiên Chúa giáo thời kỳ sơ khai, bị coi như tà giáo). Đến năm 241, ông quay về Ba Tư sau khi vua Shapur đệ Nhất lên ngôi, là người dung chứa các tôn giáo. Ong bắt đầu truyền giáo, dung hợp cả Gnosticism, Zoroastrianism, Christianity, Buddhism, Lão giáo và những tôn giáo địa phương tại Ba Tư. Trong suốt thời vua Shapur, ông được tự do truyền giáo và hoạt động trong khối giáo đồ của mình. Thế nhưng khi vua Bahram đệ nhất lên ngôi, người giáo đồ Bái hỏa coi Ma ni là thù nghịch. Mani bị cầm tù và bị đóng đinh, xác bị bêu tại cổng thành để răn đe những người theo ông. Những tín đồ của đạo Mani cũng bị tàn sát không thương tiếc. Theo sử sách ông chết khoảng 276-277 sau Công Nguyên. Tôn giáo của ông truyền sang tận Bắc Phi, Nam Âu châu và Trung Hoa.

       Tư tưởng chính yếu của đạo Manichaeism là nhị nguyên đối đãi và mục tiêu của con người là làm sao giải thoát được bằng cách khai mở luồng ánh sáng vốn bị vật chất giam hãm. Có hai đẳng cấp trong giáo phái này[3], đẳng cấp tu sĩ là thành phần được “thiên khải”, và “giáo đồ” là đại số quần chúng phục vụ cho thành phần được Thượng Đế lựa chọn. Tu sĩ sống độc thân, khắc kỷ, chỉ lo đi truyền giáo và học đạo. Những tu sĩ chắc chắn sẽ được giải thoát ngay khi chết vì họ đã được ân sủng của minh tôn. Giáo đồ có quyền lập gia đình nhưng phải chăm lo phục vụ các trưởng lão, và khi chết đi sẽ được tái sinh làm tu sĩ. Chính đạo này, dưới cái tên Ma ni giáo, Minh tôn giáo hay Minh giáo đã ảnh hưởng quan trọng trong sinh hoạt xã hội của Trung Hoa trong một thời gian khá dài, hơn hẳn những tôn giáo khác cũng xuất xứ từ Ba Tư.

        Ma ni giáo truyền vào Trung Thổ khoảng năm 694 đời nhà Đường, mặc dù đạo này có một số ảnh hưởng đến Lão giáo từ trước đó. Năm 694 cuốn “Nhị Tông Kinh” (Erzongjing) bộ kinh chính yếu của họ được đem vào nước Tàu. Theo Minh Sử viết vào thế kỷ thứ 17, một mục sư vào truyền giáo dưới thời vua Cao Tông (650-83) nhưng nhiều học giả không đồng ý mà chỉ công nhận là năm 719 có một đại trưởng lão của họ từ Tokharistan đến mà thôi. Năm 732, trong một chỉ dụ của nhà Đường có nhắc tới họ đi truyền tà giáo mang danh nghĩa một tông phái của đạo Phật. Tuy nhiên vì đây là một tôn giáo của người Hồ nên triều đình không cấm chỉ miễn là họ giới hạn việc sinh hoạt trong những dân tộc thiểu số. Năm 745, người Hồi Hột (Uighur) kiến tạo một vương quốc rộng lớn, kéo dài từ sông Ili (Y lê) đến tận sông Hoàng Hà. Một trong những tiểu vương (khans) theo đạo Ma ni năm 762 và Ma ni giáo trở thành quốc giáo của Tân Cương. Tới lúc đó, một số lớn người Hồi (Uighurs) đã cải đạo theo đạo Ma Ni và sau khi họ giúp nhà Đường chống lại loạn An Lộc Sơn, một số đông người Hán cũng theo. Họ có thể đã xây cất nhiều đền đài từ trước nhưng sách vở chỉ chắc chắn là có một đền Ma ni – dưới tên Hán tự là Đại Vân Quang Minh (Dayun huangming) được thành lập tại Trường An năm 768.  Khoảng năm 771, tại các vùng Kinh, Dương, Hồng (Nam xương), Việt (Thiệu Hưng) cũng có đền Ma ni và đầu thế kỷ thứ 9, tại Lạc Dương, Thái Nguyên đã có những đền thờ của họ được xây cất. Như vậy xét về mặt địa lý, giáo phái này bành trướng từ miền Tây Trung Hoa lan sang tận miền đông, sát bờ biển. Nhà Đường tương đối khoan dung hơn người La Mã khi họ bách hại người Thiên Chúa giáo và người Ma ni giáo vào thế kỷ thứ tư sau Công Nguyên.
....
Bạn có thể Download full truyện tại đây.

Ebook tiếng Việt miễn phí - Kim Dung và Minh Giáo - Nguyễn Duy Chính



-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



LIKE and Share this article: :

Popular Posts

Popular Posts