Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.
Mười Hai Người Lập Ra Nước Nhật -
Sakaiya Taichi
Mười Hai Người Lập Ra Nước Nhật
Chương I : Thái tử Shotoku
Người khởi xướng tư tưởng gộp đạo Thần-Phật-Nho
Thủy tổ của khái niệm tôn giáo của người Nhật
Thái tử Shotoku là một trong những "nhân vật" quen biết nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Sau khi qua đời ông được đặt tên thụy là Shotoku Taishi, tức là Thái tử Shotoku, chứ sinh thời ông tên là Umayado no Miko hoặc Kamitsu Umayado no Toyotomimi no Oji[1].
Những ai sinh trước thập niên 1960, thì hẳn còn nhớ hình bán thân Thái tử Shotoku in trên tờ giấy bạc 5 ngàn Yen hay tờ 10 ngàn Yen cũ. Ðây chỉ là một phần của hình vẽ thái tử đứng chung với hai người con. Hơn nữa, hình vẽ này có miêu tả đúng thái tử hay không, là vấn đề còn cần phải bàn luận thêm. Nhưng dù sao, hình vẽ này cũng đã trở thành quen thuộc như là "bộ mặt Thái tử Shotoku" vậy.
Truyền thuyết về Thái tử Shotoku trên phương diện tôn giáo và văn hóa có rất nhiều. Ðến nỗi ở hậu bán thập niên 1980, người ta đã thấy xuất hiện một tập sách hoạt họa vẽ Thái tử Shotoku, bán rất chạy trong giới trẻ. Một nhân vật lịch sử hoạt động về tôn giáo và ngoại giao, thường ra khó trở thành đề tài kể chuyện Kodan hay đề tài truyện cổ, thế mà đã thành kịch hí họa bán chạy, thì cũng lạ.
Thái tử Shotoku được chọn làm người thứ nhất trong "Mười hai người dựng nên nước Nhật," chính vì ông là người khởi xướng đồng thời là người thực hành "tư tưởng gộp đạo Thần-Phật-Nho," tư tưởng đã được cụ thể hóa thành quan niệm tôn giáo chi phối tâm thức người Nhật trong suốt một nghìn bốn trăm năm qua.
Ðây là tư tưởng tôn sùng cùng một lúc ba giáo lý: đó là Thần đạo hay tôn giáo dân gian của Nhật Bản, Phật giáo hay tôn giáo phát sinh ra ở Ấn Ðộ rồi truyền qua Trung Hoa và bán đảo Triều Tiên vào Nhật Bản, và Nho giáo phát sinh ra ở Trung Hoa, tức là những quy phạm đạo đức làm khuôn mẫu cho cách xử thế.
Từ đó tới nay, cái tư tưởng này không những đã quyết định hẳn quan niệm tôn giáo và quan niệm văn hóa của người Nhật, mà còn có ảnh hưởng lớn tới cung cách đối xử khi Nhật Bản tiếp thu văn hóa hay kỹ thuật từ nước ngoài vào. Ðồng thời, từ sau khi tư tưởng gộp đạo đã bén rễ rồi, thì tôn giáo không còn là một trục đối lập đáng kể ở Nhật Bản nữa. Thậm chí nếu một tôn giáo mới (ví dụ đạo Cơ Ðốc) du nhập vào, thì đó chẳng qua là lại có thêm một đối tượng nữa để tôn sùng. Sự khác biệt tôn giáo chỉ là ở chỗ đặt trọng điểm tín ngưỡng vào đâu mà thôi.
Ðối với người Nhật, thì chiến tranh tôn giáo là cái gì thật sự không hiểu nổi. Khi xét vấn đề Trung Ðông hay cuộc phân tranh Bosnia Helzegovina, người Nhật hoàn toàn thấy mù tịt khi đi vào vấn đề tôn giáo! Chỉ vì khác tôn giáo mà đánh nhau đến bỏ mạng, là chuyện chưa bao giờ thấy có ở Nhật Bản, kể từ trận phân tranh giữa hai họ Soga và Mononobe thời Thái tử Shotoku cho tới ngày nay. Người dân nước này đã thành như vậy là do Thái tử Shotoku, hay ít nhất cũng là do cái tinh thần thời đại tượng trưng bởi thái tử.
Chương này sẽ kể lại "nhân vật" Thái tử Shotoku từ quan điểm nói trên. Song, trước hết, chúng ta thử nhìn lại xem thái tử đã sống trong thời đại như thế nào.
Thời chuyển tiếp từ "thời sơ cổ" sang "thời cổ"
Thời kỳ đáng coi là văn hóa đã thực sự bén rễ ở đảo quốc Nhật Bản này, là từ bao giờ? Thật ra, những nghiên cứu khảo cổ học càng đi sâu hơn thì thời kỳ như vậy càng thấy trở lui thêm về quá khứ. Song tựu trung, nhận thức chung là coi thời kỳ này ở vào khoảng thế kỷ thứ II.
Thời đó có nữ chúa Himiko, làm chúa một số thôn ấp và quy phục được một số thôn ấp xung quanh nữa. Người ta mặc loại y phục chỉ gồm có một mảnh vải đay đục lỗ ở giữa rồi chui cổ qua đó. Ðây là lời tường thuật trong sách "Ngụy chí Oải nhân truyện". Ngụy nói ở đây là nước Ngụy trong ba nước Ngụy, Ngô, Thục của truyện Tam Quốc Chí, nước đã được con của Tào Tháo dựng nên. Khi Trung Hoa đã ở thời kỳ Tam Quốc, thì Nhật Bản hãy còn ở tình trạng như kể trên vậy.
Tuy nhiên, có một sự thật được biết rất rõ là, trước thời đại Himiko cả hơn 150 năm, nghĩa là vào khoảng năm 57 sau công nguyên, đã có sứ giả của vua nước Nu người Oải tới kinh đô Lạc Dương của nhà Hậu Hán, Trung Hoa, trình cống vật và nhận "ấn vàng" (con dấu bằng vàng) của Hán Vũ đế. Truyện này chép trong sách Hậu Hán Thư. Vật được coi là "ấn vàng" đó, người ta đã đào thấy ở tỉnh Fukuoka vào thời chúa Tokugawa, nay vẫn có thể tới xem ở Viện bảo tàng Fukuoka.
Lại nữa, qua những điều tra gần đây, người ta đã lần lượt phát hiện ra nhiều ngôi mộ cổ xưa chứng tỏ rằng ngay thời Himiko, đã có ở vùng Kinki, tức là vùng quanh kinh đô Kyoto ngày nay, một triều vua với thế lực đáng kể. Xét những sự thật như vậy, không chừng ta có thể coi nền văn minh Nhật Bản đã có từ lâu trước thời đại Himiko[2].
Cũng có thể là một thời gian trước hoặc sau đầu công nguyên, nền canh nông đã phát triển và do đó đã có một triều vua. Tuy nhiên, dù cho thời đó đã có một triều vua đi chăng nữa, thì tôi cũng chỉ định nghĩa đó là một quốc gia "thời sơ cổ," chứ chưa phải là "thời cổ" tức là thời kỳ người ta đã biết coi trọng sự gia tăng số lượng vật chất.
Trong lịch sử Tây Âu, thì từ thời Kim tự tháp tới thời đế quốc La Mã tan rã, và trong lịch sử Trung Hoa, thì thời thái cổ kể từ nhà Ân, tức triều đại Hạ, cho tới đời Ðường, nghĩa là suốt khoảng thời gian trước thời "trung cổ" đều gọi là "thời cổ." Nhưng ngay trong khoảng thời gian dài này thì nửa trước và nửa sau đã có sự khác nhau lớn lao. Nên gọi thời đại mà con người chỉ biết gieo hạt rồi chờ thu hoạch trên những thửa đất có điều kiện thiên nhiên tốt, nghĩa là thời đại coi sự cầu đảo thần linh làm trọng hơn là trông cậy vào tri thức và sự cần cù, là "thời sơ cổ." Còn thời đại sau cách mạng nông nghiệp, tức là biết dùng thủy lợi và thâm canh để cải thiện đất đai, rồi do đó coi trọng kỹ thuật và sự cần mẫn, là "thời cổ." Theo tôi, thì chia ra như vậy mới đúng.
...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ebook tiếng Việt miễn phí, Ebook truyện hay, Ebook truyện kiếm hiệp
Sau khi qua đời ông được đặt tên thụy là Shotoku Taishi, tức là Thái tử Shotoku, chứ sinh thời ông tên là Umayado no Miko hoặc Kamitsu Umayado no Toyotomimi no Oji[1].
Những ai sinh trước thập niên 1960, thì hẳn còn nhớ hình bán thân Thái tử Shotoku in trên tờ giấy bạc 5 ngàn Yen hay tờ 10 ngàn Yen cũ. Ðây chỉ là một phần của hình vẽ thái tử đứng chung với hai người con. Hơn nữa, hình vẽ này có miêu tả đúng thái tử hay không, là vấn đề còn cần phải bàn luận thêm. Nhưng dù sao, hình vẽ này cũng đã trở thành quen thuộc như là "bộ mặt Thái tử Shotoku" vậy.
Truyền thuyết về Thái tử Shotoku trên phương diện tôn giáo và văn hóa có rất nhiều. Ðến nỗi ở hậu bán thập niên 1980, người ta đã thấy xuất hiện một tập sách hoạt họa vẽ Thái tử Shotoku, bán rất chạy trong giới trẻ. Một nhân vật lịch sử hoạt động về tôn giáo và ngoại giao, thường ra khó trở thành đề tài kể chuyện Kodan hay đề tài truyện cổ, thế mà đã thành kịch hí họa bán chạy, thì cũng lạ.
Thái tử Shotoku được chọn làm người thứ nhất trong "Mười hai người dựng nên nước Nhật," chính vì ông là người khởi xướng đồng thời là người thực hành "tư tưởng gộp đạo Thần-Phật-Nho," tư tưởng đã được cụ thể hóa thành quan niệm tôn giáo chi phối tâm thức người Nhật trong suốt một nghìn bốn trăm năm qua.
Ðây là tư tưởng tôn sùng cùng một lúc ba giáo lý: đó là Thần đạo hay tôn giáo dân gian của Nhật Bản, Phật giáo hay tôn giáo phát sinh ra ở Ấn Ðộ rồi truyền qua Trung Hoa và bán đảo Triều Tiên vào Nhật Bản, và Nho giáo phát sinh ra ở Trung Hoa, tức là những quy phạm đạo đức làm khuôn mẫu cho cách xử thế.
Từ đó tới nay, cái tư tưởng này không những đã quyết định hẳn quan niệm tôn giáo và quan niệm văn hóa của người Nhật, mà còn có ảnh hưởng lớn tới cung cách đối xử khi Nhật Bản tiếp thu văn hóa hay kỹ thuật từ nước ngoài vào. Ðồng thời, từ sau khi tư tưởng gộp đạo đã bén rễ rồi, thì tôn giáo không còn là một trục đối lập đáng kể ở Nhật Bản nữa. Thậm chí nếu một tôn giáo mới (ví dụ đạo Cơ Ðốc) du nhập vào, thì đó chẳng qua là lại có thêm một đối tượng nữa để tôn sùng. Sự khác biệt tôn giáo chỉ là ở chỗ đặt trọng điểm tín ngưỡng vào đâu mà thôi.
Ðối với người Nhật, thì chiến tranh tôn giáo là cái gì thật sự không hiểu nổi. Khi xét vấn đề Trung Ðông hay cuộc phân tranh Bosnia Helzegovina, người Nhật hoàn toàn thấy mù tịt khi đi vào vấn đề tôn giáo! Chỉ vì khác tôn giáo mà đánh nhau đến bỏ mạng, là chuyện chưa bao giờ thấy có ở Nhật Bản, kể từ trận phân tranh giữa hai họ Soga và Mononobe thời Thái tử Shotoku cho tới ngày nay. Người dân nước này đã thành như vậy là do Thái tử Shotoku, hay ít nhất cũng là do cái tinh thần thời đại tượng trưng bởi thái tử.
Chương này sẽ kể lại "nhân vật" Thái tử Shotoku từ quan điểm nói trên. Song, trước hết, chúng ta thử nhìn lại xem thái tử đã sống trong thời đại như thế nào.
Thời chuyển tiếp từ "thời sơ cổ" sang "thời cổ"
Thời kỳ đáng coi là văn hóa đã thực sự bén rễ ở đảo quốc Nhật Bản này, là từ bao giờ? Thật ra, những nghiên cứu khảo cổ học càng đi sâu hơn thì thời kỳ như vậy càng thấy trở lui thêm về quá khứ. Song tựu trung, nhận thức chung là coi thời kỳ này ở vào khoảng thế kỷ thứ II.
Thời đó có nữ chúa Himiko, làm chúa một số thôn ấp và quy phục được một số thôn ấp xung quanh nữa. Người ta mặc loại y phục chỉ gồm có một mảnh vải đay đục lỗ ở giữa rồi chui cổ qua đó. Ðây là lời tường thuật trong sách "Ngụy chí Oải nhân truyện". Ngụy nói ở đây là nước Ngụy trong ba nước Ngụy, Ngô, Thục của truyện Tam Quốc Chí, nước đã được con của Tào Tháo dựng nên. Khi Trung Hoa đã ở thời kỳ Tam Quốc, thì Nhật Bản hãy còn ở tình trạng như kể trên vậy.
Tuy nhiên, có một sự thật được biết rất rõ là, trước thời đại Himiko cả hơn 150 năm, nghĩa là vào khoảng năm 57 sau công nguyên, đã có sứ giả của vua nước Nu người Oải tới kinh đô Lạc Dương của nhà Hậu Hán, Trung Hoa, trình cống vật và nhận "ấn vàng" (con dấu bằng vàng) của Hán Vũ đế. Truyện này chép trong sách Hậu Hán Thư. Vật được coi là "ấn vàng" đó, người ta đã đào thấy ở tỉnh Fukuoka vào thời chúa Tokugawa, nay vẫn có thể tới xem ở Viện bảo tàng Fukuoka.
Lại nữa, qua những điều tra gần đây, người ta đã lần lượt phát hiện ra nhiều ngôi mộ cổ xưa chứng tỏ rằng ngay thời Himiko, đã có ở vùng Kinki, tức là vùng quanh kinh đô Kyoto ngày nay, một triều vua với thế lực đáng kể. Xét những sự thật như vậy, không chừng ta có thể coi nền văn minh Nhật Bản đã có từ lâu trước thời đại Himiko[2].
Cũng có thể là một thời gian trước hoặc sau đầu công nguyên, nền canh nông đã phát triển và do đó đã có một triều vua. Tuy nhiên, dù cho thời đó đã có một triều vua đi chăng nữa, thì tôi cũng chỉ định nghĩa đó là một quốc gia "thời sơ cổ," chứ chưa phải là "thời cổ" tức là thời kỳ người ta đã biết coi trọng sự gia tăng số lượng vật chất.
Trong lịch sử Tây Âu, thì từ thời Kim tự tháp tới thời đế quốc La Mã tan rã, và trong lịch sử Trung Hoa, thì thời thái cổ kể từ nhà Ân, tức triều đại Hạ, cho tới đời Ðường, nghĩa là suốt khoảng thời gian trước thời "trung cổ" đều gọi là "thời cổ." Nhưng ngay trong khoảng thời gian dài này thì nửa trước và nửa sau đã có sự khác nhau lớn lao. Nên gọi thời đại mà con người chỉ biết gieo hạt rồi chờ thu hoạch trên những thửa đất có điều kiện thiên nhiên tốt, nghĩa là thời đại coi sự cầu đảo thần linh làm trọng hơn là trông cậy vào tri thức và sự cần cù, là "thời sơ cổ." Còn thời đại sau cách mạng nông nghiệp, tức là biết dùng thủy lợi và thâm canh để cải thiện đất đai, rồi do đó coi trọng kỹ thuật và sự cần mẫn, là "thời cổ." Theo tôi, thì chia ra như vậy mới đúng.
...
Bạn có thể Download full bộ truyện tại đây.
Ebook tiếng Việt miễn phí - 12 người lập ra nước Nhật - Sakaiya Taichi
Nguồn từ: Cleverstore.vn
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ebook tiếng Việt miễn phí, Ebook truyện hay, Ebook truyện kiếm hiệp
0 Response to "Mười Hai Người Lập Ra Nước Nhật - Sakaiya Taichi"
Post a Comment