Ba chức năng chính của
phê bình
Nguyễn Hưng Quốc
Sự lạc hậu của nền phê
bình văn học Việt Nam có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng, theo tôi,
nguyên nhân đầu tiên không chừng là từ cách hiểu lạc hậu về chính khái niệm phê
bình.
Trước hết, cần lưu ý:
phê bình là một loại hình khá đa dạng. Ða dạng ở đối tượng: theo truyền thống,
phê bình có thể tập trung vào một tác giả; một tác phẩm, một trào lưu, hay một
giai đoạn; gần đây, nó có thể tập trung vào việc đọc, việc viết, việc phê bình,
và văn hóa văn chương, tức những quy ước và những quy luật, những điều, một
mặt, làm cho văn chương trở thành văn chương chứ không phải chỉ là một dạng
truyền thông thuần túy, mặt khác, làm cơ sở cho cả việc viết, việc đọc và việc
phê bình. Phê bình đa dạng ở góc nhìn: một, từ góc cạnh thẩm mỹ, chúng ta sẽ có
những đánh giá về nghệ thuật, về thi pháp, về mức độ hay và dở; hai, từ góc
cạnh chú giải học (hermeneutics), chúng ta sẽ có những diễn dịch khác nhau
để mở rộng nội hàm của hiện tượng văn học đang được đề cập; và ba, từ góc cạnh
lịch sử, chúng ta sẽ đánh giá những phát hiện mới mẻ của hiện tượng văn học ấy
về cả hai phương diện tư tưởng và thẩm mỹ so với những hiện tượng khác cùng
thời hoặc trước đó. Phê bình còn đa dạng ở hình thức. Ít nhất là có bốn hình
thức chính: phê bình báo chí, phê bình học thuật, phê bình thực hành và phê
bình lý thuyết. Phê bình báo chí chủ yếu là các bài điểm sách, ở đó, tác giả
thường dừng lại ở việc tóm tắt đôi nét chính của một tác phẩm và việc trình bày
một số ấn tượng ban đầu khi tiếp cận tác phẩm ấy. Phê bình học thuật thực chất
là những bài nghiên cứu có tính chất văn học sử về một khía cạnh nào đó liên
quan đến văn học, ở đó, giá trị chủ yếu tùy thuộc vào tư liệu, khả năng tổng
hợp và khả năng phân tích. Phê bình thực hành nhắm đến việc phân tích, diễn
dịch, cảm thụ và/hoặc đánh giá một hiện tượng văn học cụ thể, có thể là tác
phẩm, tác giả hay cả một trào lưu lớn. Phê bình lý thuyết nhắm đến việc phát
hiện những yếu tố chi phối, có khi một cách xa xôi, vào sự hình thành cũng như
diện mạo một nền văn học, từ những yếu tố như chủng tộc, phái tính, dục tính
đến các hình thức diễn ngôn, ngôn ngữ, ý nghĩa, cách thể hiện và tính liên
văn bản, v.v... Không ít nhà nghiên cứu cho hình thức thứ nhất chỉ thuộc phạm
trù báo chí; hình thức thứ hai chỉ thuộc phạm trù nghiên cứu, do đó, chỉ thừa nhận,
thuộc phạm trù văn học, hai hình thức chính: phê bình thực hành và phê bình lý
thuyết.
Tất cả các hình thức phê
bình trên đều chỉ xuất hiện chủ yếu trong thời hiện đại, ở Tây phương, vào
khoảng thế kỷ 18 và ở Việt Nam, đầu thế kỷ 20, khi báo chí và xuất bản phát
triển đủ mạnh để biến văn học thành một hoạt động có tính thương mại; trình độ
dân trí và dân chủ đã tiến bộ đến một mức nhất định để, thứ nhất, người ta có
thể tự tin phát biểu cảm nghĩ của mình một cách công khai; và thứ hai, để hình
thành một công chúng độc giả đông đảo, nhờ họ, giới cầm bút có thể sống được
bằng nghề viết lách, từ đó, văn học dần dần được chuyên nghiệp hóa.
Tuy nhiên, tiền thân của
phê bình thì đã có từ xưa. Có khi, từ thời nguyên thủy.
....
Bạn có thể xem thêm tại đây.
Ebook tiếng việt miễn phí - Ba chức năng chính của phê bình -
Nguyễn Hưng Quốc
Nguôn
từ: cleverstore.vn
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
0 Response to "Ba chức năng chính của phê bình - Nguyễn Hưng Quốc"
Post a Comment