Chế độ mẫu hệ chăm - Inrasara

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Chế độ mẫu hệ chăm

Inrasara


         Chúng ta có dịp viếng thăm… chay bộ tộc Moso ở “vương quốc đàn bà”, nơi phụ nữ nắm mọi quyền hành, xã hội không có khái niệm về vợ chồng, hôn nhân; trai gái đến với nhau vào lúc nửa đêm và trở về nhà khi bình minh đến; con cái không cần biết đến cha... Có người xem bộ tộc Moso như là hóa thạch sống của chế độ mẫu hệ từ thuở bình minh của loài người còn sót lại đến nay (theo Bình Nguyên, Đường lên “Nữ Nhi Quốc”, Tuổi trẻ Online)[1].

         Người Chăm ở miền Trung hiện nay vẫn còn theo chế độ mẫu hệ. Mẫu hệ nhưng phụ quyền. Tác giả Thông Khanh Thánh ghi nhận về chế độ mẫu hệ của người Chăm trong bài Tìm hiểu ảnh hưởng Phật giáo trong chế độ mẫu hệ Chăm (website Quảng Đức) như sau: “Mẫu hệ Chămpa hiểu một cách thấu đáo đó là tính chất của Mẫu tính (Matronymic) lấy họ mẹ đặt cho con và Mẫu cư (Matrolocal) người đàn ông theo vợ. Tổ chức cao nhất của xã hội Chămpa là thị tộc dưới thị tộc là chiết Atâu (tộc họ), dưới chiết Atâu là chiết Parô (chi tộc) do bà Tôn chi (Mmuparo) đứng ra đảm trách mội công việc quan hôn – tang tế và cuối cùng là tiểu gia đình (Mư nga Won) do người vợ làm chủ nắm giữ tay hòm.

        Mẫu hệ ở đây được phân công một cách hợp lý và đúng chức năng của nó. Tuy nói rằng Phụ nữ là người chủ gia đình, Nam giới không đảm trách vai trò này nhưng thật ra vai trò của nam giới đối với gia đình khá quan trọng chi phối mạnh mẽ đến cuộc sống gia đình và xã hội, nhìn sâu vào giai tầng chúng ta có thể thấy rằng đây là một thiết chế bình đẳng hợp lý trong vai trò xây dựng và phát triển gia đình và xã hội. Điều này có thể chứng minh rằng trong lịch sử Chămpa chưa thấy một vị vua Nữ nào lên nắm quyền, hầu như tất cả là nam giới”.

       Trong bài Xứ Chăm - người Chăm và quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa Chăm- Việt, ông Lê Văn Hảo nói rõ hơn về chế độ mẫu hệ của người Chăm ở miền Trung: “Huyết thống của con cái đều tính theo dòng mẹ, thừa kế tài sản theo trực hệ bên mẹ. Chế độ ngoại hôn phải thực hiện theo dòng mẹ, nếu vi phạm điều này thì mang tội loạn luân. Người phụ nữ Chăm giữ vai trò chủ động trong tình yêu và hôn nhân, sau hôn lễ phải về cư trú bên nhà vợ. Vai trò và vị trí người phụ nữ trong xã hội luôn luôn được đề cao và có tính quyết định so với nam giới. Vai trò của ông cậu (anh hoặc em của mẹ) rất lớn đối với mỗi thành viên trong gia đình. Nếu vợ chết mà bên vợ không có người nối kết hôn nhân với chồng (tục "nối nòi", các sắc tộc Tây Nguyên gọi là "chuê nuê") thì người chồng phải trở về dòng họ mình với hai bàn tay trắng, không con cái, không của cải”.
....
Bạn có thể download tại đây.

Ebook tiếng Việt miễn phí - Chế độ mẫu hệ chăm - Inrasara

Chế độ mẫu hệ chăm - Inrasara
Nguồn từ:cleverstore.vn
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
----------------------------------------------------------------------------------------------------------


LIKE and Share this article: :

0 Response to "Chế độ mẫu hệ chăm - Inrasara"

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts