Bạn có thể Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.
Long thành cầm giả ca
Nguyễn Du
I. Giới thiệu:
Long thành cầm giả ca (龍城琴者歌) do thi hào Nguyễn Du (阮攸; 1765–1820) sáng tác trong khoảng thời gian đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) vào năm 1813 đến năm 1914. Bài thơ này cùng với Truyện Kiều, Điếu La thành ca giả, Độc Tiểu Thanh kí...được giới chuyên môn đánh giá là những thi phẩm bộc lộ rõ nét nỗi thương xót chân thành của tác giả về những kiếp người bất hạnh, nhất là những phụ nữ khổ đau, bị vùi dập trong xã hội thời phong kiến của Việt Nam.
Đây là thi phẩm (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) được xếp đầu tiên trong Bắc hành tạp lục (北行雜錄), gồm 131 bài thơ. (số lượng ghi theo Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, 2008, tr. 94). Và trong cả tập thơ chỉ có bài thơ này và bài Thăng Long (gồm hai bài thơ ngắn),mang đề tài trên đất nước Việt Nam; số còn lại, Nguyễn Du đều lấy những đề tài lịch sử và những điều tai nghe mắt thấy trên con đường đi sứ sang Trung Quốc trong quãng thời gian ghi trên.
Thi phẩm được viết theo thể thơ “ca” và “hành”, hoặc gọi chung là “ca hành”.
Đây là một thể thơ cổ, có nguồn gốc từ ''thơ Nhạc phủ'' đời nhà Hán (Trung Quốc). Cổ Nhạc phủ có những bài như “Đoản ca hành”, Trường ca hành”,"Phụ bệnh hành"...Thông thường thì nó tường thuật một cảnh ngộ mà nhà thơ bất chợt nhìn thấy hoặc nghe kể lại, đồng thời nó nói lên những cảm nghĩ của nhà thơ trước tình cảnh đó. Nói gọn, thể “ca hành” đều dài, không hạn chế câu chữ, không cần niêm, đối chặt chẽ; và đều có tính tự sự, tính trữ tình.
Ngoài Long thành cầm giả ca, Nguyễn Du còn viết Sở kiến hành theo thể thơ này.
Trích một vài nhận định:
“Vô luận là “người con hát La thành”, “Tiểu Thanh” hay là “người đánh đàn Nguyễn” đất Long thành, họ đều là những người con gái có tài sắc và đều bị đánh vùi. Cũng như “Thúy Kiều”, những hình ảnh đó đều mang tính điển hình sâu sắc, phản ảnh hiện thực xã hội đương thời và đều đã tố cáo mạnh mẽ tính chất tàn nhẫn của xã hội đó.”
Điểm lược lại một phần tiểu sử Nguyễn Du, để hiểu thêm nỗi lòng của ông trong bài thơ.
Trần Thị Tần (1740-1778), vợ quan Tư đồ Nguyễn Nghiễm (1708-1775), và là mẹ Nguyễn Du, sinh con trai đầu lòng lúc bà mới 17 tuổi. Sau bà còn có năm bà khác nữa, tuổi cũng xấp xỉ như nhau. ''Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền'' tất nhiên không nói, nhưng rõ ràng các bà không phải xuất thân ca kỹ, thì cũng vì có chút nhan sắc mà trở thành nàng hầu của quan lớn họ Nguyễn trên.
Lại nữa, sau khi cha và mẹ đều mất, 13 tuổi, Nguyễn Du phải đến ở với người anh khác mẹ hơn mình 31 tuổi, đó là quan Tham Tụng Nguyễn Khản (1734-1786). Đời sống ông anh họ này có ảnh hưởng rất lớn đối với nhà thơ. Ông Khản thi đỗ sớm, làm quan to, lại là một con người tài hoa, phong lưu rất mực. Phạm Đình Hổ, tác giả Vũ Trung tùy bút, chép:
“Ông Nguyễn Khản ham thích hát xướng, gặp khi con hát tang trở, cũng cứ cho nó tiền bắt hát, không lúc nào bỏ tiếng tơ tiếng trúc. Khi ông có tang quan Tư đồ (tức Nguyễn Nghiễm), ngày rỗi cũng vẫn sai con hát đồ khúc gọi là “ngâm thơ nôm”. Bọn con em họ quí thích đều bắt chước chơi bời, hầu như thành thói quen”.
Thuở nhỏ sống trong hoàn cảnh như vậy. Cái hoàn cảnh mà những người có chút nhan sắc hay có giọng hát hay, phải đem ra làm trò chơi cho kẻ quyền quí. Cho nên, trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Du, như: ''Truyện Kiều'', Văn tế thập loại chúng sinh, ''Long Thành cầm giả ca''...khi nói về họ, ông đều có thái độ trìu mến, xót thương và xem họ như những người ruột thịt.
Bạn có thể download full tại đây.
Ebook tiếng việt miễn phí - Long Thành Cẩm Giả Ca - Nguyễn Du
Nguồn từ cleverstore.vn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
0 Response to "Long thành cầm giả ca - Nguyễn Du"
Post a Comment