1. Lo lắng hấp tấp: Từ khi bắt đầu học những chữ cái đầu tiên đã luôn nghĩ là “học khó thế này”, “học trước quên sau” thế này thì biết bao giờ mới giỏi, mới nói được như anh A, chị B đây? Rồi từ đây sẽ gây ra những “hệ luỵ” hoặc là chản nản, hoặc là sẽ cố nhồi nhét (tất nhiên là không có kết quả).
2. Muốn giỏi nhưng bề ngoài luôn tự an ủi “chỉ học chơi”: Đây là câu cửa miệng của rất nhiều người. Có lẽ trong lòng thì khi đã làm cái gì ai chả muốn giỏi nhưng họ lại tự đánh lừa mình rằng “tới chỉ học chơi nên chả cần giỏi, chả cần phải cố”… Hệ luỵ của việc này là không chịu khó và dễ gây ra cách học “qua loa”.
4. Ỷ lại: Đây là căn bệnh dựa vào internet và ỷ lại vào “thành quả” của người khác . Hầu như khi thấy ai viết thế nào thì bê nguyên về mà không suy nghĩ đúng hay sai. Tất nhiên điều này cũng sẽ tạo ra một sự hời hợt.
5. Hay mắc cỡ: Đây là tâm lý rụt rè khi phải viết/nói một câu mà chính mình không chắc đúng hay sai. Tâm lý này đã làm cho người học bỏ mất rất nhiều cơ hội để thực tập kỹ năng của mình. Nên nhớ là bạn đang học chứ không phải đang chứng minh cho người khác là bạn giỏi và luôn cho kết quả đúng!
6. Chạy theo cái lớn lao bỏ qua cái cơ sở. Những ai đã có 1kyu, 2kyu, những ai luôn tự hào rằng mình dịch hay nói giỏi thử dành ra một vài phút suy nghĩ lại những thứ thật sơ đẳng như “これ・それ” ”は・が” v.v.. xem mình đã hiểu thật thấu đáo chưa? Nhiều người dịch rất giỏi và luôn xưng danh mình giỏi nhưng khi được hỏi những thứ sơ đẳng lại không nắm rõ!
Trung tâm tiếng nhật Hawaii - Tiếng nhật cho mọi người !
tab: mo da | tượng phật | decal dán tường
0 Response to "Kinh nghiệm học tiếng nhật hiệu quả"
Post a Comment